Thực trạng ngành và giải pháp nào cho nền công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 81 - 84)

- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

1. Thực trạng ngành và giải pháp nào cho nền công nghiệp điện tử

Hơn 250 nghìn tỷ chip điện tử được sản xuất hằng năm đòi hỏi việc sử dụng một lượng rất lớn hóa chất, kim loại và các loại khí độc hại. Nhưng các con số thống kê cụ thể về mức độ độc hại vẫn là một ẩn số.

Điện tử là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay, đặc biệt là ở các nước nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới như Intel, Samsung, Canon, Sharp, Panasonic… đã và đang tích cực đầu tư vào Việt Nam. Tính đến năm 2013, Việt Nam có khoảng 1.000 nhà máy, công ty điện tử trên cả nước (2/3 là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài), thu hút 200.000 lao động trong đó, 3/4 công nhân tại công ty là nữ.

1.1. Ngành công nghiệp “sạch” và “xanh”?

Việc các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử không thải khí thải ra môi trường khiến nhiều người nhầm tưởng rằng đây là ngành công nghiệp “sạch”, công nghiệp “không khói”. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của các sản phẩm điện tử và công nghiệp điện tử là những mặt tối không dễ nhìn thấy.

Theo các chuyên gia đến từ Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á thì hiện nay 50% các sản phẩm điện tử được sản xuất tại châu Á, và nhiều công ty điện tử ở đây vẫn sử

dụng các hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu. Vì vậy, số trường hợp phát hiện bệnh liên quan đến sản xuất và lắp ráp điện tử chủ yếu nằm ở châu Á.

TS - Bác sỹ Thomas H. Gassert, khoa Y tế công cộng, Đại học Harvard cho biết: Có khoảng 68.000 loại hóa chất bao gồm nhiều loại axit, kiềm, khí đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, chất bán dẫn, dung môi…đang được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử nhưng chưa hề được kiểm chứng tác động đến con người và ngay cả kiểm chứng trên động vật cũng rất ít.

Các loại hóa chất độc hại này về lâu dài có thể gây nên các bệnh ung thư, bệnh liên quan đến sinh sản và trước mắt là gây nên các bệnh căng thẳng thần kinh, đau mỏi cơ thể, giảm khả năng thị giác, thính giác…, ông cho biết thêm.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), mỗi năm có khoảng 160 triệu người mắc các bệnh liên quan đến ngành điện tử, khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra.

Chi tính riêng năm 2008, có 2,34 triệu người chết do làm việc trong các nhà máy điện tử. Trong đó, có khoảng 2,02 triệu người chết do các loại bệnh và 321.000 người bị tai nạn lao động. Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 6.300 người bị chết liên quan đến công việc tại các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử .

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 9% các trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ các sản phẩm hóa chất và khoảng 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại mà không có đầy đủ các phương tiện bảo hộ, các công nhân trong nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử còn phải chịu đựng bức xạ từ trường phát sinh và cộng hưởng từ từ nhiều loại thiết bị điện tử; từ hệ thống “cửa từ” được lắp đặt ở mọi vị trí; cùng nhiệt độ môi trường làm việc luôn luôn ở mức 22- 26 độ C, đồng thời không đảm bảo độ thoáng khí…

Tư thế làm việc tĩnh tại với 85% thời gian làm việc đứng hoặc ngồi, thao tác lắp đặt chi tiết trung bình 5 -7 giây/ 1 chi tiết cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về xương khớp.

Thêm vào đó, việc lắp ráp các chi tiết nhỏ, đòi hỏi độ chính xác cao, sự tập trung cao độ cộng với thời gian làm việc kéo dài là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng căng thẳng thần kinh và suy giảm thính lực nhanh chóng của nhiều công nhân.

Đặc biệt, điều tra của Trung tâm phát triển và Hội nhập về an toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong một số nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử tại Việt Nam còn chi ra rằng: Các ca sảy thai, thai chết lưu và dị dạng thai nhi đã xuất hiện tại một số nhà máy điện tử ở Việt Nam.

1.2. Công nhân Việt Nam vẫn “mù mờ” về mức độ độc hại

600.000 công nhân, chủ yếu là công nhân nữ hiện đang làm việc trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử vẫn đang âm thầm hứng chịu những nguy cơ bệnh tật từ các hóa chất độc hại, các thiết bị điện tử trong các nhà máy.

Theo một báo cáo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế tính đến 31/12/2012 Việt Nam có khoảng 28.000 lao động trong ngành điện tử mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó khoảng 10% liên quan đến hóa chất.

Nhiều công nhân than vãn về các triệu chứng như đau đầu, mỏi cơ thể, mắt kém, tai ù, thậm chí là ngất xiu… nhưng khi được hỏi họ có biết về mức độ nguy hại của môi trường trong các nhà máy điện tử hay không thì phần lớn đều rất mơ hồ.

Giải thích về trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh, Phó trưởng Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Hà Nội cho rằng: Về phương diện nào đó, điện từ ít nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tùy thể trạng từng người, tiếp xúc nhiều hay ít, mức độ hấp thụ từ trường của mỗi người cũng khác nhau. Chưa thể tách bạch nhuyên nhân xảy thai do từ trường của điện thoại gây ra hay hàng trăm ngàn nguyên nhân khác do dinh dưỡng, chất độc, môi trường.

Ông Vũ Như Văn, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật, Hội khoa học – kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam cho rằng: Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các công ty điện tử không công khai các loại hóa chất độc hại trong sản xuất và lắp ráp điện tử nên người lao động chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các loại hóa chất này.

Thêm vào đó, công tác khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân cũng chưa được các công ty điện tử quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, vai trò của các cơ quan liên quan như ngành lao động, y tế và công đoàn các cấp còn hạn chế, nhận thức và công tác tuyên truyền huấn luyện, khám chữa bệnh còn mang nặng tính hình thức.

1.3. Giải pháp nào cho một nền công nghiệp điện tử bền vững?

Công nghiệp điện tử Việt Nam đang đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế và giải quyết việc làm cho không ít người lao động. Tuy nhiên, với sự phát triển mang tính chất “tức thời” như hiện nay thì tương lai của nguồn lao động trong ngành này là một vấn đề rất đáng được quan tâm.

Theo ông Vũ Như Văn thì giải pháp quan trong nhất hiện nay là nâng cao công tác tuyên truyền để bản thân các doanh nghiệp ý thức được việc công khai, minh bạch các loại hóa chất độc hại trong sản xuất các sản phẩm điện tử.

Đồng thời, hệ thống pháp luật về an toàn lao động cũng cần được kiện toàn hơn nữa, tăng cường thanh tra các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử để có chế tài phù hợp xử lý ngay các trường hợp không công khai các hóa chất độc hại.

Công đoàn các cơ sở phải có trách nhiệm tìm hiểu về mức độ độc hại của các hóa chất và đấu tranh cho quyền lợi cho người lao động.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Ngà, Phó Chủ tịch Hội y học lao động Việt Nam thì khuyến cáo người lao động không nên chi trông chờ vào các đợt khám bệnh do nhà máy điện tử tổ chức mà nên thường xuyên tự đi khám để phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w