Quá trình tiếp xúc và phòng tránh hóa chất độc hại này

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 76 - 77)

- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

3. Bệnh nghề nghiệp trong ngành ôtô

3.2.3. Quá trình tiếp xúc và phòng tránh hóa chất độc hại này

Hợp chất MMT này có thể đầu độc người nếu hít phải, nuốt phải và tiếp xúc phải ở da. Ngoài ra, trong một số trường hợp, MMT có thể dính vào mắt của người.

Để phòng ngừa, tất cả người thợ ô tô phải mặc thiết bị bảo hộ khi xử lý MMT. Nếu tình trạng phơi nhiễm vẫn xảy ra, thì cách hành động tốt nhất phụ thuộc vào cách người đó tiếp xúc với nó ra sao:

- Nếu vô tình nuốt phải, mau chóng đi đến bệnh viện ngay lập tức.

- Nếu rơi vào mắt, hãy rửa ngay lập tức bằng nước sạch, sau đó đi đến các cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu không muốn hít phải, hãy sử dụng mặt nạ phòng độc, khẩu trang nhiều lớp.

- Nếu nó tiếp xúc với da, rửa sạch bằng xà phòng ngay lập tức. Tránh để lâu để da hấp thụ vào cơ thể.

Hình 1.14. Vai trò của MMT trong việc làm sạch buồng đốt

3.3. Mangan

Nghiên cứu khoa học cho thấy những người lao động trong ngành hàn có nguy cơ hô hấp nghiêm trọng, vấn đề thần kinh, sinh sản và tiêu hóa. Năm 2003, NIOSH công bố một báo cáo tiết lộ có tiêu đề “ảnh hưởng sức khỏe của công việc hàn”. Khói hàn này có thể chứa niken, crôm và Mangan, được xác định là những chất gây ung thư tiềm ẩn.

Mangan là một chất cực kỳ nguy hiểm. Thợ sửa ô tô và thợ hàn có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hệ thần kinh trung ương khi mangan đi vào máu qua phổi khi hít phải.

Mangan là thuật ngữ lâm sàng dùng để chi hội chứng thần kinh do tiếp xúc lâu dài với Mangan mà không được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w