5. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Quy định chung của pháp luật về Nội quy lao động
Nội quy lao động bắt buộc là một văn bản nội bộ của doanh nghiệp có trên 10 người lao động, nên phạm vi và đối tượng mà Nội quy lao động điều chỉnh đến chỉ ở trong nội bộ của doanh nghiệp ban hành ra nó.
Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của Nội quy lao động. Bản thân tên gọi “Nội quy lao động” cũng đã phần nào xác định được đối tượng điều chỉnh của nội quy này bao gồm người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp ban hành ra Nội quy lao động đó.
Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Nội quy lao động chính là các vấn đề liên quan đến các nguyên tắc sử dụng và quản lý người lao động; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; trật tự tại nơi làm việc; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động; các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;… giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ ba, Nội quy lao động phải được xây dựng thành một văn bản nội bộ hoặc có thể bằng hình thức khác đối với doanh nghiệp có dưới 10 người lao động, việc tuân thủ hình thức này được pháp luật quy định rõ tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động: “Người sử dụng lao động phải ban hành Nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì Nội quy lao động phải bằng văn bản.”11
Đây là một điểm mới rất quan trọng so với Bộ luật cũ12, Bộ luật này không nói rõ doanh nghiệp phải ban hành Nội quy lao động mà chỉ nói doanh nghiệp sử dụng 10 người lao động trở lên phải có Nội quy lao động bằng văn bản như Bộ luật
11 Quốc hội (2019), Bộ Luật Lao động năm 2019 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
lao động 2019, dẫn đến hệ quả là bắt đầu từ năm 2021, khi mà Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thì tất cả các doanh nghiệp đều phải có Nội quy lao động.