- Đối với doanh nghiệp: Hàng năm, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức đào tạo cho lao động, đặc biệt là các lao động trẻ chưa có kinh nghiệm và các vị trí cần chuyên môn, kỹ thuật cao để thích ứng với nền công nghiệp 4.0 hiện nay. Ví dụ như Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hải Phòng đã phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng của các huyện triển khai tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về ngành may mũi giày cho lao động tại địa phương thông qua các đề án khuyến công quốc gia.
- Đối với nhà nước: Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nhân lực thuộc ngành giày da. Tại các trường trung cấp nghề, học sinh vừa được học văn hóa nâng cao hiểu biết, song song với đó là học nghề, thực tập sớm tại các doanh nghiệp da giày lân cận để nâng cao kinh nghiệm. Tại các trường đại học, cao đẳng, viện giày da tập trung đào tạo sinh viên chất lượng cao phục vụ đủ nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
- Một số trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công nghệ giày da ở nước ta:
+ Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp ( cơ sở Hà Nội, Nam Định)
+ Viện Dệt may – Da giày & Thời trang – Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ thuật Công Nghiệp + Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM + Trường Đại học Sao Đỏ
+ Trường Cao Đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HITC + Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM
Chương III: Giải pháp và khuyến nghị