Giải pháp và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích cung, cầu lao động ngành giày da ở việt nam (Trang 28 - 34)

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành da giày trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dich bệnh Covid-19 hiện nay cũng như phát huy điểm mạnh và khắc phục những thách thức mà lao động ngành này đang vấp phải thì cần có một số giải pháp và khuyến nghị cụ thể như sau:

- Về đào tạo: Có chính sách đặc thù liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo các nghề liên quan đến lĩnh vực da giày nhằm xác định trách nhiệm và khuyến khích tất cả các bên liên quan tham gia đầu tư và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho lao động.

+ Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khi liên kết với các doanh

nghiệp trong đào tạo, cần đẩy mạnh việc giao lưu, tham quan, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất để sinh viên có cơ hội hiểu biết thêm về ngành nghề, sự phát triển của ngành và thực tế sản xuất, những thông tin hữu ích từ doanh nghiệp để từ đó xác định được mục tiêu, động cơ và thái độ học tập cũng như việc tự đánh giá bản thân trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng

cao từ nhà tuyển dụng để sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Rèn luyện nhân lực gắn với công nghệ kỹ thuật, tác phong công nghiệp, trang bị kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, tư duy, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, đạo đức nghề nghiệp để tăng cường khả năng thích ứng với môi trường quốc tế. Xây dựng mô hình giáo dục 4.0 phù hợp xu hướng công nghệ hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao về công nghiệp 4.0, đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp đào tạo theo hướng sát với nhu cầu thực tế của ngành và của doanh nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.

+ Đối với doanh nghiệp, cần chủ động trong việc phát triển nguồn

nhân lực của doanh nghiệp mình. Có những chính sách đặc thù nhằm thu hút lao động, đặc biệt là những lao động giỏi. Doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo để có chiến lược đào tạo phù hợp riêng với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

+ Đối với Chính phủ, cần hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu học tập,

tăng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo giáo dục và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.

- Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về nhu cầu lao động qua đào tạo về giáo dục nghề nghiệp đối với ngành da giày để cung cấp dữ liệu cho tất cả các đối tác có liên quan (cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên tốt nghiệp, người lao động) trong việc xây dựng kế hoạch, ngành nghề đào tạo, các dịch vụ học nghề, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Bên cạnh đó là tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo cung - cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong tương lai. Tích hợp phát triển hệ thống cung cấp thông tin định hướng nghề nghiệp và hệ thống dịch vụ việc làm nhằm kết nối người lao động với người sử dụng lao động. - Doanh nghiệp phải thay đổi tầm nhìn dài hạn, bỏ đi tâm lý người lao động

phải phụ thuộc vào mình; thay đổi thái độ đối với người lao động, tôn trọng giá trị nhân công; đẩy mạnh tăng năng suất lao động, tập trung đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, chuyển dịch nội bộ ngành từ sản xuất dựa vào lao động giản đơn sang lao động phức tạp

sản xuất bằng công nghệ; thực hiện một số biện pháp để giữ chân người lao động

+ Hỗ trợ lương thực thực phẩm, kinh phí tiêu dùng trong đợt giãn cách, thu xếp cho công nhân về quê an toàn hoặc cung cấp vaccine để họ sớm quay trở lại hoạt động sản xuất.

+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.

+ Rà soát, làm thủ tục kịp thời cho những lao động là đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của nhà nước, đảm bảo an sinh. + Chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ vốn (có kiểm soát) để giữ chân lao

động bằng cách trả trước một phần lương cho người lao động, tăng lương hoặc tạo thêm nhiều ưu đãi nhằm thu hút lao động. Hơn nữa để thích nghi với hoàn cảnh “bình thường mới”, về lâu dài, một số doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch từ thành phố về các tỉnh có nguồn lao động tại chỗ.

- Chính phủ cần Ban hành các chế tài bảo vệ quyền lợi người lao động, quy định mức lương tối thiểu; tập trung hoàn thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; đồng bộ và minh bạch hóa hệ thống luật pháp; Đổi mới các chính sách, cơ chế phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về hợp tác quốc tế, môi trường làm việc, chính sách việc làm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao; cung cấp vaccine cho người lao động, trong đó lưu ý tăng cường cho khu vực miền Bắc và miền Trung, người lao động di cư về quê, ngoài ra còn có thể cân nhắc nới lỏng biện pháp chống dịch, lưu thông giữa các tỉnh, cho phép người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine làm việc bình thường…

Nguồn:

Lefaso – Cổng thông tin điện tử ngành giày da (Lefaso.org.vn)

CafeF – Kênh tin tức kinh tế, tài chính, thông tin chứng khoán của Việt Nam nivet.org.vn

bnews.vn

vietnamplus.vn

nivt.org.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Phân tích cung cầu lao động ngành giày da”, nhóm 7 chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Lệ để hoàn thành bài thảo luận này. Với tình cảm chân thành, nhóm 7 chúng em bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối cô đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã vận dụng tất cả kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực tế từ bản thân để hoàn thành đề tài này, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của cô và các bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thành bài thảo luận một cách tốt hơn.

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA NHÓM 07 LỚP K57T3 ST T Họ và tên cộng/trĐiểm Ký tên Ghi chú 61 Nguyễn Văn Thành Thành

62 Đoàn Phương Thảo Thảo

63 Lê Phương Thảo Thảo

64 Nguyễn Phương Thảo Thảo

65 Nguyễn Thị Phương

Thảo Thảo

66 Vũ Thị Thanh Thảo Thảo

67 Đỗ Thị Phương Thoa Thoa

68 Đinh Thị Thương Thương

69 Nguyễn Thu Thúy Thúy

70 Nông Thị Thùy Thùy

T NGỔ Nếu tổng vượt quá 0 nhóm phải làm lại.

Các thành viên điểm để đều nhau (mỗi bạn sẽ bị trừ 1 điểm)

Một phần của tài liệu Phân tích cung, cầu lao động ngành giày da ở việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)