178 Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020), Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020.
3.1.1. Hoạt động môi giới thương mại điện tử đang phát triển trong thực tế, tất yếu đặt ra nhu cầu: quan hệ pháp luật mới phát sinh cần được pháp luật điều
yếu đặt ra nhu cầu: quan hệ pháp luật mới phát sinh cần được pháp luật điều chỉnh kịp thời
Hoạt động môi giới thương mại điện tử có xu hướng phát triển vô cùng nhanh trong hiện tại cũng như tương lai cả về tốc độ lẫn quy mô. Năm 2015, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã nhận định đây là năm cuối cùng của giai đoạn phổ cập, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và ổn định184. Từ đó, những sự kiện thực tiễn mới phát sinh sẽ đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần được pháp luật điều chỉnh kịp thời. Năm 2019, theo khảo sát của VECOM, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đạt trên 32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) cho cả giai đoạn bốn năm 2016 – 2019 khoảng 30%. Theo báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam năm 2019 đã đạt 12 tỷ USD185. Năm 2019, trong số 29.370 webstie, ứng dụng thương mại điện tử đã được xác nhận thông báo, đăng ký thì có: 999 website, ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử; 145 website, ứng dụng khuyến mại trực tuyến; 47 website, ứng dụng đấu giá trực tuyến. Về kế hoạch, giai đoạn 2020- 2025, Việt Nam cần có chính sách cởi mở để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào nền tảng giao dịch và nền tảng công nghệ trong môi giới thương mại điện tử. Các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA cùng
183박 박 박, 박 박 박, 기기 기 기기기기기기 기기기기 기기 기기기(intermediary) 기 기기기기기 기기 기기, i박박↑박박박박 박박박박 박박박 2002, 12 http://s-space.snu.ac.kr/bitstream/10371/29850/3/management_information_v12_02_p41.pdf accessed at 12 http://s-space.snu.ac.kr/bitstream/10371/29850/3/management_information_v12_02_p41.pdf accessed at 09:37am on July 28th , 2019
184
VECOM, “Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2015”, http://vecom.vn/wp-content/uploads/2016/02/Bao-cao- EBI-2015-final.pdf
185
Google, Temasek và Bain&Company, “E-Conomy SEA 2019",
với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư trong WTO bước đầu tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nền tảng số môi giới thương mại điện tử. Nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể, hoạch định chính sách và văn bản pháp luật vẫn cần có những nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu. Việc hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong các nhiệm vụ hàng đầu, bao gồm pháp luật về môi giới thương mại điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng môi giới thương mại.
Môi giới thương mại điện tử, đặc biệt trong cách mạng công nghiệp thần tốc và xu hướng kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh kiểu mới. Hoạt động này cần được các văn bản pháp luật liên quan quy định một cách chặt chẽ, đồng bộ, logic để đảm bảo các mục tiêu phát triển. Như Luật sư, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao phân tích: “Hiệu ứng phát triển do có mô hình kinh doanh kiểu mới, kiểu Uber, sẽ đạt được nếu như các chính sách (cạnh tranh bình đẳng, an toàn tính mạng và tài sản của hành khách, quản lý nhà nước hiệu quả) được chuyển tải (soạn thảo) một cách chặt chẽ, đồng bộ, logic thành các điều luật (luật nội dung, luật hình thức, thiết chế thực thi luật) trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan” 186.
Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có chỉ đạo: “Hoàn thiện pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng”.
Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại điện tử là một trong những vấn đề cần thiết được thực hiện. Điều đó xuất phát từ thực tiễn phát triển của hoạt động này, đã được xác định trong chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh môi giới thương mại điện tử là hoạt động thương mại hiện đại có tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thương mại, qua đó góp phần trong sự phát triển chung của kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
186 TS, LS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển; Giámđốc Công ty Luật Hoàng Giao và cộng sự (2/2015), “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình đốc Công ty Luật Hoàng Giao và cộng sự (2/2015), “Chính sách – Pháp luật – Phát triển – Nhìn nhận qua mô hình kinh doanh Taxi Uber”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tháng 2 (3+4) T2/2015.