Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó (Khoản

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 60 - 62)

chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó (Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP)

chức hoạt động bán đấu giá hàng hóa của mình. Những người có nhu cầu mua hàng hóa đó tham gia trả giá trong một thời hạn xác định. Giao dịch mua bán chỉ thành công dựa trên hai tiêu chí là giá đã trả và thời hạn phiên đấu giá.

- Hay như hoạt động môi giới giữa bên bán với nhóm nhiều người mua (tạm gọi là hoạt động mua hàng theo nhóm): Hai yếu tố được coi là bắt buộc để mua được hàng hóa hoặc sử dụng được dịch vụ trong hoạt động mua theo nhóm là số lượng người đăng ký và thời gian đăng ký. Đây là những điều kiện không xuất hiện ở các hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ truyền thống trong thương mại. Bên cung cấp và bên trung gian sẽ thỏa thuận với nhau về sản phẩm, giá bán, số lượng người đăng ký mua cần thiết, thời hạn cho việc đăng ký mua… Sau khi nhà cung cấp và bên trung gian thỏa thuận thành công, thông tin hình ảnh liên quan tới hàng hóa dịch vụ sẽ được đăng tải công khai trên website của bên trung gian – gọi là deal. Hàng hóa, dịch vụ chỉ có thể được bán hoặc cung cấp nếu như đạt số lượng người tối thiểu đăng ký mua trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn mà chưa đạt được số lượng người đăng ký tối thiểu, giao dịch sẽ được coi là không có hiệu lực. Bên cung cấp có thể thỏa thuận với website xác định số lượng tối đa người mua, khi đó deal nếu chưa hết thời hạn mà đã đạt được số người mua theo thỏa thuận sẽ có hiệu lực và có thể đóng trước thời hạn.

1.1.3.5. Thứ năm, nền tảng công nghệ chi phối hình thức, cách thức của hoạt động môi giới thương mại điện tử

Công nghệ đóng vai trò quan trọng, là công cụ trợ giúp, cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của môi giới thương mại điện tử. Cho đến hiện tại, vẫn còn ý kiến cho rằng hoạt động môi giới thương mại điện tử chỉ đơn thuần là hoạt động môi giới thương mại thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Hình thức giao dịch chính là điểm khác biệt duy nhất giữa hoạt động môi giới thương mại truyền thống và hoạt động môi giới thương mại điện tử. Với những người theo quan điểm này, môi giới thương mại điện tử là môi giới thương mại online. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là bên môi giới và bên được môi giới tiến hành giao kết hợp đồng, thực hiện công việc bằng cách trao đổi thông tin trực tuyến thông qua phương tiện liên lạc điện tử thay vì gặp mặt, trao đổi trực tiếp thì hoạt động môi giới thương mại điện tử đã không thể phát triển rầm rộ thành một xu thế và đem lại hiệu suất kinh tế cao đến vậy. Thực sự, trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, nền tảng công nghệ đóng vai trò quan trọng

không thể thiếu trong mọi khâu của dịch vụ, từ khâu môi giới đến các hoạt động bổ trợ cho việc thực hiện công việc. Nó đem lại cho hoạt động này những ưu điểm như dễ sử dụng, dễ tiếp cận, chi phí thấp và tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng.

Chính nền tảng công nghệ mới là yếu tố then chốt quyết định vai trò tham gia của bên môi giới thương mại điện tử. Nền tảng công nghệ tạo nên sự đặc trưng đồng thời cũng đặt ra phương thức quản lý riêng biệt của hoạt động môi giới thương mại điện tử so với hoạt động môi giới thương mại truyền thống. Cụ thể:

- Nền tảng công nghệ khiến cho hoạt động môi giới thương mại điện tử diễn ra với hiệu suất lớn, quy mô không giới hạn về số lượng giao dịch, không gian, thời gian.

- Nền tảng công nghệ đặt ra yêu cầu đối với bên môi giới thương mại điện tử cần phải đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất, cạnh tranh hấp dẫn đối với dịch vụ mà mình cung cấp. Chính vì vậy, nó làm cho hoạt động môi giới thương mại điện tử cần thiết phải có sự đặc thù trong trách nhiệm “bảo hành” dịch vụ của bên môi giới thương mại điện tử. Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, nghĩa vụ cơ bản của bên môi giới là đảm bảo tư cách pháp lý của bên được môi giới. Tuy nhiên, nếu bên môi giới thương mại điện tử cũng chỉ dừng lại ở nghĩa vụ tương tự thì khả năng sinh tồn và phát triển của hoạt động này tương đối thấp. Đơn thuần phương tiện điện tử chỉ đưa hoạt động môi giới thương mại từ offline (ngoại tuyến) sang online (trực tuyến). Nền tảng công nghệ đặt ra những trách nhiệm nhiều hơn đối với bên môi giới thương mại điện tử đối với bên bán, bên mua, đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

- Nền tảng công nghệ cũng phát sinh sự ra đời của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR (Online Dispute Resolution) trong tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử. “Về cơ bản, ODR là cách thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên sẽ nhờ tới bên thứ ba trung lập, không liên quan tới tranh chấp, để giải quyết tranh chấp cho mình bằng cách sử dụng nền tảng công nghệ thông tin”92. ODR được phát triển như một cách thức giải quyếttranh chấp sử dụng công nghệ như một công cụ để hoá giải tranh chấp93.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w