1. Kiểm tra kết quả học tập chủ đề
Bằng cách cho các nhóm học sinh làm 10 câu hỏi:
Câu 1: Cho các loại chồi sau:
(1) chồi 14- 15 lá. (2) Chồi 12- 13 lá. (3) Chồi 8- 9 lá. ( 4): Chồi 10- 11 lá. Những chồi nào có thể sử dụng khi trồng vào tháng 5, 6 là
A. 1,2. B. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1.
D. 1, 2, 3.
ĐA: C.
Nhấn mạnh tháng 5, 6 là tháng nhiệt độ cao, chỉ trồng chồi 1 là chồi già mới có khả năng chịu được thời tiết như vậy.
Câu 2: Cho các loại chồi sau:
Những chồi nào có thể sử dụng khi trồng vào tháng 5, 6 là A. 1,2.
B. 1, 2, 3, 4.C. 1. C. 1.
D. 1, 2, 3.
ĐA: D. Vì mùa xuân khí hậu phù hợp, nhiệt độ thích hợp và độ ẩm thích hợp, các chồi đều có khả năng sống. Tuy nhiên người ta thường sử dụng chồi 1, 2, 3 để cho năng suất cao.
Câu 3: Dứa phát triển nhất khi trồng ở đất có độ pH A. lớn hơn 7.
B. từ 5- 6. C. bằng 7. D. nhỏ hơn 4.
Câu 4: Ở các ruộng dứa nên trồng thêm một số cây cao hơn vì A. câu dứa là cây ưa bóng.
B. cây dứa là thực vật CAM nên quang hợp vào ban đêm. C. cây dứa ưa ánh sáng tán xạ hơn trực xạ.
D. cây dứa là cây chịu bóng.
Câu 5: Theo tính toán, để cung cấp cho cây dứa đủ lượng nguyên tố dinh dưỡng, cần phải bón phân theo từng giai đoạn và khối lượng như sau:
-3 tháng sau trồng: Bón NPK 15-10-15: 400 kg/ha. -6 tháng sau trồng: Bón NPK 15-10-15: 400 kg/ha. -9 tháng sau trồng: Bón NPK 15-5-20: 500 kg/ha. -12 tháng sau trồng: Bón NPK 15-5-20: 600 kg/ha. - Trước xử lý ra hoa 2 tháng NPK 15-5-20: 600 kg/ha.
Hỏi qua các giai đoạn trên, đã bón cho cây dứa bao nhiêu kg N, P2O5, K2O trên 1ha?
mN = 15%.400 + 15%.400+15%.500 + 15%.600+15%.600=375(kg) m P2O5 = 10%.400 + 10%.400+5%.500 + 5%.600+5%.600=165(kg) m K2O = 15%.400 + 15%.400+20%.500 + 20%.600+20%.600=460(kg)
Câu 6: Người trông dứa có những biện pháp nào để giữ độ ẩm cho dứa?
ĐA: Phủ niloong ở luống. Phủ cỏ hoặc lá ở luống.
Câu 7: Khi thấy ở đầu các lá già, với những vệt màu đồng, toàn lá chuyển màu đỏ nhạt sau đó sang đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên đầu là khô dần và toàn lá bị héo khô. Có thể dự đoán dứa đang bị bệnh
A. sâu đục thân. B. khô đầu lá. C. nấm.
D. rệp. ĐA: B.
Câu 8: Cây dứa được bao nhiêu lá thì ra hoa? A. 20.
B. 22.C. 30. C. 30. D. 38. ĐA: D.
Câu 9: Muốn cho cây dứa ra hoa ở thời điểm trái vụ, người trồng có thể phun các chất kích thích sự ra hoa. Cơ sở khoa học của biện pháp này là
A. tạo sự cân bằng giữa hoocmon kích thích sinh trưởng và hoocmon ức chế sinh trưởng.
B. cung cấp thêm phân bón qua lá cho cây phát triển. C. cung cấp thêm hoocmon sinh trưởng.
D. giúp quả phát triển. ĐA: A.
Câu 10: Trong những phát biểu sau khi trồng cây dứa, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Năng suất sinh học của cây dứa chủ yêu được đánh giá bằng chất lượng quả. (2) Dứa chỉ ra hoa vào mùa hè .
(3) Cây dứa là thực vật CAM thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
(4) Một cây dứa chỉ có một chồi và chồi đó sẽ ra hoa và hình thành quả dứa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2. Đánh giá kết quả học tập (10 phút)
a. GV tổ chức cho HS tự đánh giá (5 phút)
GV tổ chức cho HS tự đánh giá (học sinh trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau theo mẫu GV đã phát cho các nhóm 2 tuần trước) và đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm dựa vào các tiêu chí đánh giá (theo mẫu).
b. Giáo viên đánh giá kết quả cả quá trình học (5 phút)
* Phương pháp đánh giá: - Quan sát
- Trình diễn thực - Thái độ học tập
- Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm - Trình bày ý tưởng giải quyết vấn đề
- Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của các nhóm * Tiêu chí đáng giá của GV:
+ Quan sát: HS biết cách quan sát, tìm tòi, biết nhận xét. + Quan sát các em chuyên gia giảng và đánh giá.
+ Thái độ học tập: Hợp tác, vui vẻ, tích cực
+ Trình bày sản phẩm nhóm, thảo luận nhóm: Trình bày rõ ràng, lo gic, sáng tạo, đa dạng, giải quyết được vấn đề đặt ra…
+ Kết quả: Đưa ra được nhiều lời khuyên hay, sáng tạo, hiệu quả, vận dụng được kiến thức bài học vào giải quyết tình huống thực tiễn…
+ Căn cứ kết quả đánh giá của các nhóm (qua phiếu đánh giá) * Đánh giá chung
- Giáo viên tập hợp kết quả kiểm tra, các ý kiến tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. Đồng thời theo tinh thần học tập, tham gia dự án, mục đích, nhiệm vụ đặt ra mà giáo viên quan sát, theo dõi được trong suốt quá trình thực hiện dự án để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
- Tuyên dương, khích lệ những cá nhân, nhóm có phần trình bày tốt, đạt kết quả thực hiện dự án ở mức tốt và mức xuất sắc.
- Nhắc nhở học sinh ý thức tham gia chưa thực sự tích cực và nói lên mong muốn chủ đề tiếp theo sẽ thấy được sự nhiệt tình hơn từ các em.