Vai trò của nước đối với tế bào:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) skkn phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “thành phần hóa học của tế bào” – sinh học 10, cơ bản (Trang 33 - 34)

- Thời gian: 18 phút Mục tiêu hoạt động:

2. Vai trò của nước đối với tế bào:

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan nhiều chất cần cho hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hoá của tế bào.

Những câu hỏi liên hệ thực tiễn:

Câu 1: Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn một số các món ăn ưa thích?

=> Đáp án: Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể.

Câu 2: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá của tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích?

=> Đáp án: quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ nên liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá ->tế bào bị vỡ ->khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa -> quả chuối sẽ mềm hơn.

Câu 3: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:

+Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? +Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được? => Đáp án:

- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.

- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.

– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) skkn phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “thành phần hóa học của tế bào” – sinh học 10, cơ bản (Trang 33 - 34)