Cải thiện nguồn vốn

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI TẠI CÔNG TY THHH DASADA (Trang 45 - 47)

- Giúp đỡ các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy từ các dịch vụ cung cấp tin.

Nhập khẩu hàng hóa là loại hình kinh doanh chính mà Công ty hướng tới trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình Vì vậy, để đẩy mạnh nhập

3.3.2 Cải thiện nguồn vốn

Giải pháp cơ sở:

Nguồn vốn sẽ giúp công ty giải quyết rất nhiều trong vấn đề mở rộng hoạt động nhập khẩu. Công ty cần có kế hoạch tạo nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động nhập khẩu trên thị trường.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Nguồn vốn tự có sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh theo chiều sâu. Khi có lợi nhuân, công ty cần có kế hoạch phân chia lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh sau mỗi kỳ kinh doanh. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì vốn luôn luôn là yếu tố giới hạn. Ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp cần huy động cả nguồn vốn bên ngoài để giải quyết nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Kết quả đạt được từ giải pháp:

Muốn huy động được nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp cần kinh doanh có hiệu quả. Đây là căn cứ để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đánh giá được khả năng hoàn trả vốn. Kinh doanh hiệu quả sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vốn khi xuất vốn cho công ty vay.

Việc vay vốn cũng sẽ dễ dàng hơn khi công ty vừa xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số ngân hàng, tổ chức tín dụng vừa mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Với các mối quan hệ này công ty có thể huy động vốn nhanh nhất khi cần.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay với thực tiễn kinh doanh luôn sôi động và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, việc hợp tác với thị trường quốc tế là không thể tránh khỏi, muốn có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải phát triển tiến lên, không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt các công tác quản trị để có thể tổ chức một cách hợp lý các yếu tố xuất nhập khẩu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về tài chính, sản phẩm, con người… Để từ đó có thể phát huy những điểm mạnh của doanh nghiệp mình, khắc phục những mặt yếu kém, từ đó có thể đưa ra những chiến lược cạnh tranh cho riêng mình.

Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu hiện nay đang là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và của Công ty TNHH DASADA nói riêng. Là một Công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa tiêu thụ thị trường nội địa và quốc tế. Công ty TNHH DASADA coi việc thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hóa có ý nghĩa chiến lược và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trong chiến lược hướng về nhập khẩu, Công ty tận dụng được các tiềm lực sẵn có trong nước nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh và góp phần phục vụ cho quá trình phát triển đất nước.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH DASADA và qua quá trình tìm hiểu hoạt động nhập khẩu hàng hóa kinh doanh của Công ty tại thị trường. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu và những nhân tố có thể tác động đến hoạt động nhập khẩu, em đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu được thể hiện qua những mặt đạt được và những hạn chế khi Công ty tham gia vào thị trường quốc tế với đối tác. Nhờ đó có thể xác định được những định hướng đồng thời đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI TẠI CÔNG TY THHH DASADA (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w