Nội dung giải pháp:
Liên kết với các nhà cung cấp trong nước hoặc các nhà cung cấp có vốn đầu tư nước ngoài đã xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là các nhà cung cấp vì nhà cung cấp này trong năm vừa qua đã chủ động đầu tư mở rộng sản xuất vải và nguyên phụ liệu để đón đầu TPP.
Ban lãnh đạo Công ty phối hợp với các doanh nghiệp may mặc khác trong nước cùng với Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho công ty cũng như cho ngành dệt may, bằng cách: Ưu tiên sử dụng các nguyên phụ liệu từ các công ty phụ trợ Việt Nam, tạo nguồn cầu cho công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại. Các trung tâm nguyên phụ liệu trong nước mà Chính phủ đã quy hoạch. Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp trên cơ sở các bên cùng có lợi, nhằm tránh tình trạng phụ thuộc vào nguyên vật liệu.
KIẾN NGHỊ
Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành may mặc phát triển như:
Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến xuất khẩu hàng may mặc. Thủ tục hành chính là một công cụ của nhà nước nhằm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu nhưng nếu người thi hành chúng quan liêu, cậy quyền thì sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển của đất nước.
Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là các cảng biển và các tuyến đường giao thông gần các cảng xuất hàng để tránh tình trạng ùn tắt hàng do ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến việc nhận nguyên phụ liệu nhập khẩu cũng như xuất hàng xuất khẩu.
Có nhiều hơn những chính sách khuyến khích xuất khẩu hiệu quả như: cho vay quỹ tài chính với lãi suất ưu đãi để dự trữ nguyên liệu, thực hiện tín dụng xuất khẩu, nới lỏng các quy định về vay vốn như tỷ lệ thế chấp, ký quỹ, phát triển hệ thống ngân hàng, các tổ chức tính dụng trong nước để tạo nguồn cung vốn phong phú.
Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề kinh doanh thương mại, khi đưa hàng sang nước ngoài dự hội chợ triển lãm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tiếp xúc các thị trường mới. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được các yêu cầu của chính phủ cơ quan ban hành nước sở tại một cách nhanh chóng và chính xác. Cơ quan đại diện của chính phủ tại nước sở tại nên tìm hiểu rõ thị trường nước đó để đưa ra các cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cơ quan này nên xây dựng, tổ chức thực hiện, quản lý chương trình thương hiệu quốc gia, quản bá hình ảnh đất nước, doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quản bá thương hiệu.
KẾT LUẬN
Cùng với sự lớn mạnh của ngành, hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 cùng ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Công ty đã có nhiều nổ lực trong công tác sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và chất lượng, quan hệ làm ăn với các đối tác rất lâu dài, vị thế ngày càng được cải thiện trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vì một số hạn chế về nguyên phụ liệu, năng lực marketing, năng lực cạnh tranh của sản phẩm,…đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động xuất khẩu của Công ty. Để thực hiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, chăm lo đời sống người lao động, đổi mới nâng cao cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, giải quyết khó khăn về vốn và nguồn nguyên phụ liệu,…
Thông qua nghiên cứu, em đã tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hường đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đề xuất các giải pháp cho Công ty và kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, kết hợp với phân tích các số liệu của Công ty để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế của Công ty và áp dụng vào bối cảnh kinh tế hiện nay với những cơ hội và thách thức có thể gặp phải, cộng với phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 đến năm 2020 - 2030 để đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh mảng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ.