- Hệ số khả năng thanh toán dà
4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong năm 2013 ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Căn cứ số liệu trong các bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2012 và năm 2013 ta tính được khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của các năm như sau:
7.968,4 Năm 2012 = = 0,265 30.000 7.614,2 Năm 2013 = = 0,253 30.000
Qua kết quả đã phân tích ta thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh trong năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 0,012 đồng ( 0,253 - 0,265 ). Do các nguyên nhân mà ta đã phân tích nhiều ở trên.
Hệ số sinh lời trên doanh thu thuần
Từ số liệu ở bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2012 và năm 2013 ta tính được hệ số sinh lời trên doanh thu thuần của các năm như sau: 7.968,4 Năm 2012 = = 0,023 339.239 7.614,2 Năm 2013 = = 0,016 464.473,6
Qua số liệu đã tính toán trên ta thấy khả năng sinh lời trên doanh thu của năm 2013 thấp hơn so với năm 2012 là 0,007 đồng ( 0,016 - 0,023 ), chứng tỏ Công ty chưa có biện pháp tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Căn cứ số liệu trong các bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2012 và năm 2013 ta tính được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của các năm như sau:
7.968,4 Năm 2012 = = 0,206 38.609,8 7.614,2 Năm 2013 = = 0,196 38.790,8
Như vậy một đồng vốn chủ sở hữu năm 2013 tạo ra được 0,196 đồng lợi nhuận thấp hơn năm 2012 là 0,01 đồng ( 0,196 - 0,206 ). Điều đó chứng tỏ trong năm nay khó khăn còn nhiều đối với công ty; cần phải cố gắng nhiều trong công tác
quản lý, tiết kiệm vật tư, thiết bị, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất để tăng lợi nhuận. Để hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao hơn, cần phải có các biện pháp mạnh hơn nữa trong công tác quản lý để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm qua ta sử dụng các hệ số sau:
Hệ số sử dụng vốn lưu động
Căn cứ số liệu trong các bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2012 và năm 2013 ta tính được hệ số sử dụng vốn lưu động của các năm như sau:
339.239 Năm 2012 = = 1,70 198.792,8 464.473,6 Năm 2013 = = 1,75 264.461,7
Qua kết quả trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm qua cao hơn năm 2012 là 0,05. Để phân tích cụ thể hơn ta có thể xem xét các hệ số vòng quay hàng tồn kho và hệ số các khoản phải thu như sau:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Căn cứ số liệu ở các bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và năm 2013 ta tính được hệ số vòng quay hàng tồn kho các năm như sau:
339.239 Năm 2012 = = 3,45 98.180 464.473,6 Năm 2013 = = 3,85 120.640,1
Từ số liệu bảng trên ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 3,85 cao hơn năm 2012 là 0,4 ( 3,85 – 3,45 ).
Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Căn cứ số liệu ở bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả kinh doanh ta tính hệ số các khoản phải thu như sau:
339.239 Năm 2012 = = 4,13 82.018,8 464.473,6 Năm 2013 = = 4,74 97.843,3
Từ số liệu trên ta thấy trong 2013 hệ số này đã tăng hơn năm 2012 là 0,61 ( 4,74 – 4,13 ) như vậy trong năm qua công ty đã quan tâm đến các khoản phải thu.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hệ số hao mòn ( Hm )
Xét tài sản cố định ta thấy nguyên giá cuối kỳ tăng so với đầu năm là 20.002,5 triệu đồng hay tăng 114,55% . Từ bảng phân tích tình hình tài sản ta có bảng sau:
Chỉ tiêu Số đầu
năm Số cuốinăm Số tiềnChênh lệchT/lệ %
Ng.giá TSCĐ h.hình 137.406,1 157.408,6 20.002,5 114,55 Ng.giá TSCĐ vô hình 1.096,4 1.096,4 0 100 Cộng Ng.giá 138.502,5 158.505 20.002,5 114,55 H.mòn TSCĐ h.hình 97.929 101.684,5 3.755,5 103,83 H.mòn TSCĐ vô hình 35 Cộng hao mòn 97.929 101.719,5 3.755,5 103,87
Từ số liệu bảng trên ta xác định hệ số hao mòn theo công thức:
Qua số liệu của doanh nghiệp ta có:
97.929
Hm 2012 = = 0,7 138.502,5
Hm 2013 = = 0,64 158,50
Căn cứ số liệu ở các bảng cân đối tài sản và bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 và năm 2013 ta tính được hệ số sử dụng vốn cố định của các năm như sau:
339.239 Năm 2012 = = 3,93 86.290 464.473,6 Năm 2013 = = 3,97 116.928
Qua số liệu trên ta thấy hệ số sử dụng tài sản cố định của năm 2013 cao hơn năm 2012 là 0,04 và thấp hơn chỉ số bình quân của ngành là 3. Các tài sản mới này mới đưa vào dây chuyền sản xuất chưa phát huy hiệu quả được nhiều.
5. Nhận xét
Qua phân tích quá trình hoạt động sản xuất, và tình hình tài chính của công ty cổ phần 471 trong năm qua ta có thể rút ra những mặt ưu, nhược điểm và những bài học kinh nghiệm, cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty như sau:
Ưu điểm: Công ty cổ phần 471 là một doanh nghiệp xây dựng các công trình giao thông được xếp hạng là doanh nghiệp loại một. Sản lượng hàng năm tương đối lớn, tốc độ tăng sản lượng trong những năm qua đạt trên 30%/ năm. Qui mô sản xuất không ngừng được mở rộng, tổng cộng tài sản của công ty 31/12/2012 tăng 79.898 tỷ đồng tăng so với năm 2013> 32%, trong đó giá trị tài sản cố định so với đầu năm tăng 16.212 triệu đồng hay tăng 39,7%. Đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện, thu nhập người lao động năm 2013 đạt 8.000.000/người/tháng, tăng so với năm 2012 >8%.
Nhược điểm:
Qua phân tích các số liệu ở trên chúng ta thấy rằng nguồn vốn mà Công ty dùng cho sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay Ngân hàng. Mặc dù tốc độ sản lượng và doanh thu tăng nhanh hơn năm trước nhưng tốc độ tăng về lợi nhuận lại chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2013 chỉ đạt
1,64% và thấp hơn năm 2012 (2,08%) hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố
hiện nay là cần phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và phải điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để nền tài chính của công ty được ổn định tăng tưởng với nhịp độ cao hơn.
CHƯƠNG III