Một số văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 44 - 49)

Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhận thức được tầm quan trọng này, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm CLVSATTP; năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và được thay thế bằng Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

Năm 2006, ban hành Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Năm 2007, ban hành Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng và sản phẩm hàng hóa.

Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác bảo đảm VSATTP; đã tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác bảo đảm VSATTP vào tháng 01/2007 và lần 2 vào tháng 3/2008; ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành hàng loạt

42

các Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch ... để hướng dẫn chi tiết thi hành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực quản lý mới, đặc biệt quan trọng này.

Mới đây nhất là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Luật an toàn thực phẩm

Đây có thể nói là một văn bản pháp luật quy định tương đối đầy đủ các khía cạnh quản lý nhà nước về ATTP. Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các bộ, ngành có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 và Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh thì có 8 Bộ cùng tham gia quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và một sản phẩm sẽ được chia ra thành nhiều bộ quản lý theo công đoạn như sản xuất, nuôi trồng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến khi lưu thông ra thị trường là Bộ Công thương quản lý và khi vào bếp ăn chế biến là do Bộ Y tế quản lý. Vì vậy khi xảy ra sự cố về ATTP việc truy xuất nguồn gốc sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, Luật an toàn thực phẩm ra đời năm 2010 đã chấm dứt tình trạng trên và việc quản lý ATTP hiện nay chỉ còn 3 Bộ tham gia quản lý theo quá trình từ A đến Z. Tại Điều 62, 63, 64 của Luật an toàn thực phẩm đã quy định rất rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế là “chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ”; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo

43

quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ”; Bộ Công thương “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ”.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Ngày 25/4/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định gồm 9 chương với 28 điều, hướng dẫn chi tiết về: Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen; Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Ghi nhãn thực phẩm; Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế; Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương; Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp; Phối hợp giữa các bộ quản lý ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm.

Theo đó, tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm... khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà

44

nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, có 6 trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu: 1. Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; 2. Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; 3. Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; 4. Thực phẩm gửi kho ngoại quan; 5. Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; 6. Thực phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm.

Nghị định cũng nêu rõ, hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi "Hạn sử dụng", hoặc "Sử dụng đến ngày" đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi "Sử dụng tốt nhất trước ngày" phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm. Đối với thực phẩm ghi "Hạn sử dụng" hoặc "Sử dụng đến ngày" thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.

Đối với thực phẩm ghi "Sử dụng tốt nhất trước ngày" thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán ra trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức "Hạn sử dụng", hoặc "Sử dụng đến ngày". Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.

Thông tin trên nhãn phải trung thực, không gây hiểu lầm cho người sử dụng.

Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài các quy định trên, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy

45

định như: Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng. Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn...

Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Ngày 8/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, đây là một bước đột phá trong quản lý an toàn thực phẩm. Nghị định được ban hành trong bối cảnh công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập vì vậy rất kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội. Tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ cho công tác quản lý, các chế tài xử lý khá rõ ràng, minh bạch giúp nâng cao công tác quản lý an toàn thực phẩm, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghị định cũng quy định các hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm. Bổ sung thêm các hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu. Quy định các hành vi vi phạm về kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ, khắc phục sự cố về ATTP, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn; cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nghị định cũng đã nâng mức tiền phạt tối đa của một hành vi vi phạm lên mức 100 triệu đồng so với mức phạt tối đa của Nghị định 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ là 15 triệu đồng. Đây được coi là một

46

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)