Trách nhiệm pháp lý và các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 49 - 57)

răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định áp dụng việc phạt tiền vừa theo hành vi vi phạm vừa theo giá trị hàng hóa (bằng 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm) hoặc theo số người vi phạm.

2.2.2. Trách nhiệm pháp lý và các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thực phẩm

Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm cũng như nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội khác không còn là vấn đề của riêng mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Vấn đề xây dựng chính sách, phát triển kinh tế, xã hội, nguy cơ dịch bệnh của mỗi nước đều có thể ảnh hưởng đến nhiều nước khác và phải tuân thủ các quy ước quốc tế. Theo đó, các rào cản thương mại sẽ dần được dỡ bỏ thay bằng sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau.

Như vậy, để quản lý được thị trường thực phẩm cũng như bảo hộ, phát triển được các sản phẩm thực phẩm trong nước thì đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đồng bộ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Luật an toàn thực phẩm mới ra đời đã quy định rất rõ các hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, theo đó Luật cấm sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt để chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; cấm sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

47

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm

Phạt từ 3 – 5 triệu: Sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt để chế biến thực phẩm.

Phạt từ 5 – 10 triệu đối với một trong các hành vi:

Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá hạn hoặc không có thời hạn sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Phạt từ 10 – 15 triệu đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm ATTP hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Phạt từ 15 – 20 triệu đối với một trong các hành vi:

Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm;

Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào và không bảo đảm ATTP để sản xuất, chế biến.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP từ 6 - 9 tháng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dừng sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y để thực hiện kiểm tra; Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm;Buộc xử lý loại bỏ tạp chất theo quy định của

48

cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nguyên liệu có chứa tạp chất nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm có những hành vi của đa dạng các chủ thể như người sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Để phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trên, pháp luật việt Nam đã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh “Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Thực phẩm bị biến chất; Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng” [10] thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

49

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu

Để phục vụ lộ trình đã cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời gian tới, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm ATTP của nước ta và trước mắt phải thực hiện nghĩa vụ của các nước thành viên là tham gia Hiệp định của WTO về việc áp dụng các biện pháp về ATTP và kiểm dịch động, thực vật (Hiệp định SPS); tham gia Hiệp định của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT). Điều này đòi hỏi Việt Nam phải phấn đấu để tương đồng với các nước về kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng, ATTP, luật lệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, ATTP: HACCP, GHP, ISO.... Vì vậy pháp luật Việt Nam đã quy định các hành vi vi phạm pháp luật đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu để xử lý kịp thời và ngăn chặn hành vi: Không thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định; Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm theo quy định; hành vi vi phạm quy định về đăng ký hợp quy, đăng ký phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; hành vi sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị biến chất gây ảnh hưởng sức khỏe con người; Sản xuất, kinh doanh thực

50

phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép theo quy định gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

Nhà nước cũng đã đưa ra những mức phạt cũng như chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm này như sau: Phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi lưu thông thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về ATTP nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu. Phạt từ 15 – 25 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện việc kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm... nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải được kiểm tra nhà nước về ATTP theo quy định; Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có Giấy chứng nhận tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định…Ngoài mức phạt được quy định, Nhà nước cũng đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện như: Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dừng lưu thông, thu hồi đối với thực phẩm... nhập khẩu chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu cầu ; thực phẩm nhập khẩu không được kiểm tra nhà nước về ATTP; Buộc thực hiện việc kiểm tra nhà nước về ATTP; Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vi phạm.

Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; ghi nhãn thực phẩm

Hiện nay việc đăng tải, thông tin quảng cáo về ATTP trên phương tiện thông tin đại chúng tăng nhanh về số lượng. Hoạt động quảng cáo thực phẩm được thực hiện pháp luật về quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành như Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BYT-BVHTT, Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ… Đa số việc thực hiện quảng cáo trên

51

Truyền hình Trung ương và một số báo chính được quản lý và giám sát. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng doanh nghiệp đăng quảng cáo trên các báo khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế; phân phát các tài liệu quảng cáo khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, chưa được cơ quan y tế thẩm định về nội dung; nhiều trường hợp doanh nghiệp tự in tài liệu, tự phát tán mà không có sự thẩm định nội dung của cơ quan y tế hoặc lợi dụng các hội chợ để quảng cáo không đúng về tác dụng của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng ; một số thông tin, quảng cáo chưa đúng sự thật gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc quy định về tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm hội chợ chuyên về thực phẩm, đào tạo nhân viên bán hàng đa cấp kết hợp với hướng dẫn sản phẩm: hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn quản lý dẫn đến một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hay lợi dụng tổ chức để quảng bá không đúng

về tác dụng của sản phẩm. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ 2004 - 2008, trong số 3.033 giấy phép

quảng cáo được cấp chỉ có 1.867 quảng cáo có giấy tiếp nhận hồ sơ của cơ quan y tế. Tổng số giấy phép quảng cáo thực phẩm đã cấp tăng dần từ 76 (năm 2004) lên 1.028 (năm 2008) và giấy phép cấp cho thực phẩm chức năng tăng từ 0 (năm 2005) lên 20 (năm 2008). [1]

Các hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn thực phẩm: hành vi ghi nhãn phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ mà không thể hiện những cụm từ bắt buộc theo quy định.

Chế tài đối với các hành vi vi phạm này được quy định như sau: Phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, cơ sở y tế, thầy thuốc, nhân viên y tế trong quảng cáo thực phẩm;

52

Sử dụng tài liệu dành cho cán bộ cơ quan nhà nước, cán bộ y tế để quảng cáo cho cộng đồng. Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; Quảng cáo thực phẩm không có Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo; Quảng cáo thực phẩm không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký; Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ từ 24 tháng tuổi không đúng quy định; Quảng cáo thực phẩm có kèm quảng cáo bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức.

Phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, quảng cáo thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh dưới mọi hình thức; Quảng cáo thức ăn dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa dành cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có tác dụng bằng hoặc tốt hơn so với sữa mẹ; Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không được thẩm định hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định.

Đối với các hành vi vi phạm này, ngoài các mức phạt chính, Nhà nước cũng đưa ra các mức phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo từ 3 - 6 tháng đối với hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đính chính trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm về quảng cáo; Buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật vi phạm là tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm đã phát tán, còn tồn chưa phát tán; Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

53

Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thực phẩm đã được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn và được phân phối đồng thời ở nhiêu nơi, thậm chí nhiều quốc gia, châu lục. Do đó, việc kiểm soát ATTP của thực phẩm không chỉ đối với sản phẩm sản xuất trong nước mà còn đặc biệt quan trọng đối với thực phẩm nhập khẩu. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dung trong nước được sử dụng thực phẩm nhập khẩu chất lượng pháp luật việt nam cũng quy định đối với thực phẩm nhập khẩu phải thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và một trong các biện pháp để thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm là kiểm nghiệm thực phẩm, theo đó các tổ chức, cá nhân có các hành vi thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được chỉ định kiểm nghiệm; đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm; Sử dụng sai hoặc giả mạo mã số do cơ quan có thẩm quyền ghi trên phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu được chỉ định kiểm nghiệm; Giả mạo giấy chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm thì tùy theo mức độ mà xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với các sự cố về ATTP, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giảm nguy cơ bùng phát và ngăn chặn được dịch bệnh có thể xẩy ra, trước mức độ nghiêm trọng đó, pháp luật về an toàn thực phẩm đã quy định xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi không thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện sự cố an toàn thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)