61 a) Tước quyền sử dụng (giấy phép):

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 64 - 85)

15- 3 0% 3 Điều kiện vệ sinh cơ sở không đạt 15 33 %

61 a) Tước quyền sử dụng (giấy phép):

a) Tước quyền sử dụng (giấy phép):

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

+ Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP;

+ Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về ATTP (bao gồm cả giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo hoặc cấp sai).

Vả các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b)Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá phương tiện

d) Thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi, tiêu hủy các tài liệu, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp phải thu giữ để làm tang chứng, vật chứng;

2.2.3.2. Về xử lý hình sự

Việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATTP còn ít (trong 5 năm 2004-2008 toàn ngành tòa án đã thụ lý 160 vụ, chiếm 0,05% tổng số vụ án hình sự đã thụ lý) [1]. Thực tiễn công tác xét xử vẫn tồn tại một số bất cập như căn cứ để chuyển các vi phạm pháp luật sang xử lý hình sự; căn cứ xác định mức thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng

62

để khởi tố các vụ vi phạm pháp luật hình sự còn chưa được quy định cụ thể nên một số vụ vi phạm không đủ căn cứ để chuyển sang xử lý hình sự.

2.2.3.3. Những tồn tại trong kiểm tra, thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật về ATTP

Việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết, nhất là ở ở tuyến xã hầu hết không xử phạt mà chủ yếu chỉ là nhắc nhở (số cơ sở vi phạm không bị xử lý trong tháng hành động năm 2012 chiếm 71,39% số cơ sở vi phạm).

Nhận thức của một số người dân thực hiện các quy định về ATTP còn hạn chế, nhất là các đối tượng bán hàng rong.

Qua báo cáo của các địa phương cho thấy tỷ lệ vi phạm về điều kiện ATTP đối với những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn cao, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các hành vi vi phạm được phát hiện. Người sản xuất, kinh doanh vẫn chưa tự giác đăng ký tập huấn kiến thức ATTP, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp bảo đảm ATTP.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, việc lấy mẫu để kiểm nghiệm còn hạn chế, chỉ có 42/63 tỉnh có báo cáo về kết quả kiểm nghiệm, trong đó lại có nhiều tỉnh chỉ mới báo cáo được số mẫu được kiểm nghiệm, chưa báo cáo kết quả kiểm nghiệm, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xử lý vi phạm và cảnh báo nguy cơ về thực phẩm không an toàn.

Chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều và chồng chéo hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh.

Thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chưa phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)