CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8. Sắp xếp cấu trúc bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi thơng thường có cấu trúc như sau:
a. Phần giới thiệu: phần giới thiệu mơ tả mục đích của nghiên cứu, thơng tin cần thu thập và
cách sử dụng bộ câu hỏi. Nó cũng trình bày cho người được hỏi là thơng tin này sẽ được giữ kín hay khơng?
b. Thông tin về dân số học: thông thường chúng ta cần phải thu thập thông tin về dân số
học của người được phỏng vấn như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, v.v. Chúng ta nên đưa thơng tin này lên đầu bởi vì nó dễ trả lời và đóng vai trị "làm nóng" cho việc hỏi những thơng tin tiếp theo.
c. Câu hỏi về sự kiện: Câu hỏi về sự kiện dễ hỏi (và trả lời) hơn câu hỏi về ý kiến nên
thường được đặt ở trước.
d. Câu hỏi về ý kiến
e. Phần kết thúc và hướng dẫn gửi trả lại bộ câu hỏi (nếu sử dụng bộ câu hỏi tự điền).
Phần kết thúc là phần cám ơn người được phỏng vấn về sự hợp tác của họ và cung cấp thơng tin để họ có thể gửi trả bộ câu hỏi.
Trong bộ câu hỏi tự điền nên tránh những cấu trúc phức tạp như "Nếu bạn trả lời có ở câu 6 và trả lời không ở câu trả lời 9, xin trả lời câu 10 nếu không xin trả lời câu 11".
f. Xây dựng hình thức bộ câu hỏi
g. Tiến hành thử bộ câu hỏi: Cần tiến hành thử bộ câu hỏi với một nhóm nhỏ những người
mà ta sẽ tiến hành nghiên cứu và trên đồng nghiệp để làm sáng tỏ bộ câu hỏi và phát hiện các vấn đề.
h. Soạn lại bộ câu hỏi: Nhờ vào việc tiến hành thử các bộ câu hỏi chúng ta có thể phát hiện
được vấn đề và cần phải sử chữa chúng bằng cách soạn lại bộ câu hỏi. Nếu vấn đề nay là nghiêm trọng, chúng ta cần phải lập lại việc thử bộ câu hỏi. Nếu vấn đề là nhỏ thì nhà nghiên cứu chỉ cần thay đổi và có thể tiến hành nghiên cứu trên quy mô thực sự.
i. Tiến hành bộ câu hỏi. Sau khi bộ câu hỏi hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tiến hành bộ câu hỏi
trên dân số nghiên cứu. Các trả lời sẽ được phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu.
Cách dùng từ và việc thiết kế câu hỏi
- Viết được một câu hỏi tốt là một nghệ thuật và tốn nhiều thời gian. Ðể có được một câu trả lời có giá trị và đáng tin cậy chúng ta phải có cách dùng từ trong câu hỏi tốt. Những sai lầm cần phải tránh là:
- Câu hỏi 2 nội dung: Thí dụ "Ơng có thích cách đối xử của bác sĩ và các điều dưỡng trong bệnh viện hay không". Những câu hỏi như thế này cần được tách ra để người ttả lời có thể nhận thức câu hỏi một cách rõ ràng hơn.
- Câu hỏi mơ hồ: Thí dụ đối với học sinh phổ thông người già là người trên 30 tuổi, nhưng đối với người 50 tuổi người già là người trên 60 tuổi.
- Tránh dùng từ q chun mơn: Thí dụ "Trong nhà bà có ai bị bệnh Trisomy 21 hay khơng?"
- Tránh những câu hỏi gợi ý: "Mỗi năm ông (hoặc bà) đi khám răng mấy lần?". Câu hỏi này khiến cho người được gọi có cảm giác rằng mọi người đều khám đi khám răng và cảm thấy rất khó khăn khi trả lời "Không bao giờ tôi đi khám răng". hoặc "Bà đưa cháu đi khám ở đâu nếu cháu bị tiêu chảy?"
- Hơn nữa cũng cần lưu ý, ngay cả khi câu hỏi khơng gợi ý cũng có thể bị sai lệch, tùy thuộc vào cách sử dụng bộ câu hỏi. Thí dụ nếu chúng ta hỏi ý kiến của người dân về trạm y tế mà chúng ta lại cử nhân viên trạm y tế đi phỏng vấn thì chắc chắn câu trả lời sẽ bị sai lệch