Phân biệt với tội cố ý gây thươngtích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 27 - 30)

hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Căn cứ vào quy định tại Điều 135 và 136, khoản 2 Điều 22 BLHS, khi nghiên cứu các dấu hiệu của hai tội phạm này cho thấy, có thể phân biệt được hai tội phạm này dựa vào các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm. Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có đối tượng tác động là sự tác động gây thiệt hại nhằm vào chính người đang thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền là lợi íchchính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là sự tác động gây thiệt hại nhằm vào chính người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm

trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của họ.

Thứ hai, về nguyên nhân phạm tội. Ở tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì nguyên nhân phạm tội là để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Cịn ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì ngun nhân để bảo vệ cho lợi ích cho chính người phạm tội hoặc lợi ích cho người thân của họ. Như vậy người phạm tội ở Điều 136 BLHS có thể bị kích động hoặc khơng bị kích động nhưng người phạm tội ở Điều 135 BLHS thì bắt buộc tinh thần phải bị kích động mạnh.

Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân. Ở Điều 136 BLHS,

hành vi nguy hiểm của nạn nhân xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước là phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực sự, nhưng trong trường hợp ở Điều 135 BLHS thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị kích động mạnh cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân ở tội quy định tại Điều 135 BLHS có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động nhưng hành vi trái pháp luật ở tội quy định tại Điều 136 BLHS chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.

Thứ tư, về trách nhiệm hình sự. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đánghoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, cần phải

xem xét trường hợp thực hiện khi phòng vệ của người phạm tội có vượt q mức cần thiết khơng hoặc trường hợp khi bắt giữ người phạm tội có vượt quá mức cần thiết chưa để làm cơ sở truy cứu TNHS. Còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chúng ta phải xem xét trạng thái tinh thần của người phạm tội có rơi vào trạng thái “tinh thần bị kích động mạnh” để làm cơ sở truy cứu TNHS. Để đánh giá mức độ tinh thần bị kích động mạnh hay khơng căn cứ vào tính chất, đặc điểm, mức độ của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, đặc điểm tâm sinh lý của người phạm tội, điều kiện môi trường xảy ra hành vi phạm tội, mối tương quan giữa nạn nhân và người phạm tội,...[39, tr.69].

Thứ năm, về động cơ phạm tội. Ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, động cơ phạm tội khơng phải là dấu hiệu định tội. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại là dấu hiệu định tội ở tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Ngồi ra, cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nhưng ở trường hợp quy định tại Điều 136 BLHS thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc. Còn ở trường hợp quy định tại Điều 135 BLHS thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc [16, tr.35].

Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa hai tội này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh. Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau đều có chủ thể thường, khách thể đều xâm phạm sức khỏe con người, mặt chủ quan cùng là lỗi cố ý,… và đây đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác.

1.3. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w