động mạnh ở Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015
1.3.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Năm 1946 Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, chính quyền nhân dân non trẻ được thành lập phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này phải thực hiện song song việc xây dựng và củng cố chính quyền với tích cực đấu tranh chống lại các thế lực thù địch. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để có cơ sở pháp lý đấu tranh phịng, chống tội phạm, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt, trong đó có những văn bản pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm sức khỏe con người.
Nhà nước ta cùng với việc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đồng thời vẫn chấp nhận sử dụng luật lệ của chế độ cũ, như là Bộ hình luật Bắc Kỳ 1923, Bộ Hình luật Nam Kỳ 1912 và Bộ Hình luật Trung Kỳ 1933.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi. Hồn cảnh lịch sử đất nước, tình hình hai miền Nam - Bắc đã có nhiều chuyển biến những văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, khó áp dụng để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh
19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội trên cơ sở tổng kết luật lệ cũ và án lệ. Điểm 3 của Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Đánh bị thương phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm”;
“Đánh bị thương có tổ chức hay gây thành cố tật, hay gây chết người có thể phạt tù đến 20 năm” [32, tr. 326].
Với quy định này xác định đây là văn bản pháp luật đầu tiên mà pháp luật Việt Nam trực tiếp quy định các vấn đề liên quan đến tội phạm xâm hại đến sức khỏe con người, qua đó thể hiện Nhà nước đã có sự quan tâm đến vấn đề bảo hộ sức khỏe của công dân. Tuy rằng, nội dung Thông tư này có hướng dẫn quy định về tội cố ý gây thương tích cịn giản đơn và chưa đề cập đến trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Năm 1976, khi miền Nam hồn tồn giải phóng, để đáp ứng u cầu đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với 7 nhóm tội phạm khác nhau (áp dụng cho cả
nước và được sử dụng đến khi BLHS năm 1985 ban hành và có hiệu lực),
tại Điều 5 của Sắc luật có quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong đó có các tội gây thương tích cho người khác nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê tội danh. Một tháng sau khi ban hành Sắc luật, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976, ngày 15 tháng 04 năm 1976 để hướng dẫn cụ thể một số quy định trong sắc luật. Theo đó, trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một trường hợp tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [9, tr 18].
Trong giai đoạn này, các tội xâm phạm sức khỏe của người khác và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật bằng các hình thức Sắc luật, thơng tư… Mặc dù những văn bản này cịn quy định mang tính chung chung, chưa cụ thể nhưng với tình hình đấtnước trong giai đoạn này, đây cũng được xem là bước tiến bộ nhất định về kỹ thuật lập pháp hình sự của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
1.3.1.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật, năm 1985, BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 9 chính thức thơng qua, đây là lần đầu tiên pháp điển hóa về lĩnh vực pháp luật hình sự. BLHS năm 1985, chính thức quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người tại Chương II của BLHS, có các điều quy định về tội phạm cụ thể, quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Thời điểm này chưa quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một tội danh cụ thể. Trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985. Lần thứ nhất vào năm 1989 đã sửa đổi, bổ sung các tội xâm phạm sức khỏe của con người. Với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 109), Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 có bổ sung thêm trường hợp phạm tội trong trạng tại thái tinh thần bị kích động mạnh và phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng vào khoản 4, Điều 109 BLHS
Như vậy, BLHS năm 1985 ra đời, trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung (1989, 1991, 1992 và 1997) là bước ngoặt mới trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam, tạo ra cơng cụ pháp lý vững chắc, góp phần hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn mới. Với quy định tại vị trí Chương II của BLHS trong phần các tội phạm cụ thể chỉ sau Chương I. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia thể hiện sự coi trọng của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe của cơng dân. Mặcdù, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như là một trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng với quy định này bước đầu phần nào phản ánh điểm mới về chính sách hình sự của Nhà nước về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành, TANDTC đã có một số văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật này, như: Nghị quyết số 04/NQTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS; Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của TANDTC hướng dẫn về Điều 109/BLHS; Nghị quyết số 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS… Các văn bản này có một vai trị rất quan trọng góp phần giúp các chủ thể áp dụng pháp luật trong nhận thức và vận dụng các quy định của BLHS năm 1985 được thuận lợi, dễ dàng.
Với sự thay đổi nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước cũng như khu vực và quốc tế, nhiều quy định của BLHS năm 1985 đã trở nên bất cập, có những hành vi được quy định là
tội phạm trong Bộ luật này khơng cịn phù hợp với thực tế. Trong xã hội xuất hiện nhiều hành vi mới nguy hiểm cho xã hội cần phải được tội phạm hóa, một số hành vi khơng cịn nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần được phi tội phạm hóa. Trước hồn cảnh trên cần phải ban hành một BLHS mới thay thế BLHS năm 1985 để pháp luật kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới phát sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh với tội phạm.
BLHS năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa X thơng qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 thay thế BLHS năm 1985 (sau đây gọi là BLHS năm 1999). Có rất nhiều điềuluật được sử đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, trong đó tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được tách ra từ khoản 4 Điều 109 của BLHS năm 1985 quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 105 của BLHS năm 1999.
Điều 105 BLHS năm 1999 có những điểm mới so với quy định của khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985. Đó là, ngồi việc tách trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thành một tội độc lập và quy định tại một điều luật độc lập với những khung hình phạt riêng, BLHS năm 1999 cịn tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”có các mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau. Nếu như BLHS năm 1985 quy định chỉ có một khung hình phạt là bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm thì BLHS năm 1999 quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm còn khung tăng nặng
đối với nhiều người, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Ngoài ra, nếu khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chỉ quy định “bị kích
động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”, chứ
chưa quy định “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người đó hoặc người thân thích của người đó” như khoản 1 Điều 105
BLHS năm 1999. Mặt khác, BLHS năm 1999 quy định rõ tỷ lệ thương tật là từ 31 % trở lên thì người phạm tội cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới bị truy cứu TNHS còn khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chỉ quy định gây thương tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thìthương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới 31 % thì người thực hiện hành vi không bị truy cứu TNHS [9, tr 23].
Điều 105 BLHS năm 1999 có những điểm mới được sửa đổi, bổ sung so với quy định của khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự, đường lối xử lý có phân biệt, phân hóa của Đảng và Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm sức khỏe con ngừơi, đáp ứng yêu cầu nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt của Luật hình sự Việt Nam. Với các quy định tại Điều 105 BLHS năm 1999, tội cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đã được quy định một cách rõ ràng, chi tiết và sát với thực tiễn tội phạm diễn ra. Những vấn đề trên thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo hành lang pháp lý hình sự rõ ràng cho các chủ thể áp dụng pháp luật.
1.3.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng