Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu đột biến gen Alpha, Beta của bệnh nhi mắc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 43 - 46)

PCR cho β-thal 8 loại ĐB phổ biến PCR cho α-thal 6 loại ĐB phổ biến PCR cho α và β-thal ● 8 loại ĐB β-thal ● 6 loại ĐB α-thal Bệnh β thal/Hb E EF EFA Bệnh HbH/Hb E EA Bart’s CS EA Bart’s Bệnh α thal/β thal/Hb E EF Bart’s CS EF Bart’s Bệnh HbH A2A Bart’s H A2ACS Bart’s H Bệnh β thal A2F A2FA Điện di huyết sắc tố Bệnh nhi Thalassemia

Các thông tin bao gồm đặc điểm chung, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, vấn đề điều trị của mỗi một bệnh nhi sẽ được ghi chép vào trong bệnh án nghiên cứu với các biến số nghiên cứu. Mỗi bệnh nhi sẽ có 01 bệnh án nghiên cứu riêng (Phụ lục 01).

Việc thu thập các thông tin về đặc điểm chung của bệnh nhi và các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng dựa trên hồ sơ bệnh án kết hợp hỏi/phỏng vấn trực tiếp mẹ của bệnh nhi hoặc người làm nhiệm vụ chăm sóc chính của trẻ từ khi trẻ sinh ra - là người nắm rõ tiền sử của trẻ. Bản thân tác giả cùng các cán bộ của Trung tâm Nhi khoa và khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, các đồng nghiệp là học viên nội trú theo học tại khoa. Nhân lực tham giá nghiên cứu được tập huấn, thống nhất phương pháp thu thập số liệu.

Khám và chẩn đoán lâm sàng được thực hiện bởi các bác sĩ thuộc Trung tâm Nhi khoa, khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán theo quy định.

Các xét nghiệm Sinh hoá, Huyết học:

- Địa điểm lấy bệnh phẩm: Bệnh phẩm được lấy bởi các kỹ thuật viên, điều dưỡng viên Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Thực hiện phân tích kết quả: Xét nghiệm máu được thực hiện bởi các kỹ thuật viên, bác sĩ Trung tâm Huyết học, khoa Sinh hóa, khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Kỹ thuật lấy mẫu: Dựa trên quy định, hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Kỹ thuật lấy mẫu máu: Chọn nơi lấy máu, xác địnhs vị trí tĩnh mạch. Các tĩnh mạch nổi không cần ga-rô. Khử trùng nơi lấy mẫu. Kiểm tra dụng cụ lấy mẫu. Đối với bơm kim tiêm: Kiểm tra pít tông bằng cách kéo và đẩy pít tông 2-3 lần. Điều chỉnh mũi kim tiêm sao cho đầu vát hướng lên trên. Đối với ống lấy mẫu chân không: Khi dùng ống chân không, đặt ống lấy mẫu vào dụng cụ

hỗ trợ, tránh đưa ống vượt quá vạch giới hạn của phần giữ ống tiêm để tránh việc mở phần chân không. Tiến hành rút máu: Đưa kim nhẹ nhàng vào mạch máu dưới một góc 30o.

- Quy trình tiến hành xét nghiệm Điện di huyết sắc tố:

+ Lấy bệnh phẩm: Lấy 1,5 – 2 ml máu toàn phần vào ống có chứa chất chống đông EDTA, cấp mã vạch trên phần mềm Labconn. Mẫu máu dùng cho xét nghiệm có thể bảo quản 7 ngày ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, nhiệt độ phòng 15 - 30 độ C, tối đa là 72 giờ.

+ Khởi động máy điện di, chọn chương trình điện di hemoglobin trong phần mềm.

+ Xếp mẫu máu vào máy, đóng cửa phải của máy và máy tự động phân tích kết quả [3].

- Quy trình tiến hành xét nghiệm Multiplex PCR: + Bước 1: Tách chiết ADN

+ Bước 2: Thực hiện phản ứng Multiplex PCR + Bước 3: Điện di sản phẩm PCR

* Phương tiện thu thập số liệu

- Bệnh án lưu tại viện, bệnh án nghiên cứu của từng bệnh nhi (Phụ lục). - Thiết bị khám lâm sàng: Ống nghe, đè lưỡi, đèn soi... sử dụng trong y tế. - Các loại máy dùng trong xét nghiệm.

Xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi được thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy phân tích huyết học tự động Koden Nihon Celltac F (Nhật Bản).

Xét nghiệm sinh hóa được thực hiện tại khoa Sinh hóa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy xét nghiệm sinh hóa tự động Olympus Au5800 xuất xứ Mỹ và hóa chất do hãng Beckman Coulter cung cấp.

Xét nghiệm Điện di huyết sắc tố được thực hiện tại Trung tâm Huyết học và truyền máu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy xét nghiệm

Minicap Sebia Flex Piercing, xuất xứ tại Pháp.

Xét nghiệm Multiplex - PCR được thực hiện tại khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bằng máy PCR MiniAmp xuất xứ Singapore, do hãng Thermo Fisher Scientific.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu đột biến gen Alpha, Beta của bệnh nhi mắc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 43 - 46)