- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “
2.2.3.4. Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập 1 Dạng bài tập nhận biết:
2.2.3.4.1. Dạng bài tập nhận biết:
- Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể, trên cơ sơ đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao.
Ví dụ các bài tập 1, 2, 3 dưới đây tôi dùng để triển khai cho học sinh đại trà, các bài tập 4,5,6, 7 dùng cho học sinh khá giỏi.
Bài tập 1:
Đoạn văn sau là đoạn phân tích tâm trạng của Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích. Hãy xác định câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề của đoạn văn? Nội dung đoạn văn được triển khai như thế nào?
Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. (1) Hai chữ “khóa xuân” cho thấy đây thực chất là bị giam lỏng. (2) Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. (3) Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. (4) Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước. (5) Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. (6) Cái lâu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, xung quanh không một bóng người, không sự giao lưu giữa người với người. (7) Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát
vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. (8) Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. (9) Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. (10) Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”. (10) Nàng chỉ biết làm bạn với “mây sớm, đèn khuya”. (11) Nàng đã rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. (12)
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn văn
gọi là câu chủ đề, 11 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu diễn dịch. Từ ngữ chủ đề: Kiều, nàng,
Ngưng Bích, hoàn cảnh, tâm trạng, cảnh, hình ảnh...
Bài tập 2:
Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách trình bày nội dung đoạn văn?
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: “Đầu súng trăng treo”(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ tuyệt tác để đời(9).”
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong
đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích
thơ có kết cấu quy nạp. Nội dung phân tích đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính
Hữu..
Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?
“ Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những
tín hiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu
cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng
không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu Nguyễn Khuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “ phả vào trong
gió se”.(4) Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió
heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu
để có được mùi hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để
“thông báo” với đất trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.(8)”
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã
nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa. Bài tập 4:
Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách so sánh tương đồng, nội dung nói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?
“ Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thì trăng vẫn là người bạn tri kỉ:
“hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thảnh tri kỉ”.(1)
Bằng nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa, thuỷ chung của hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng(2). Cuộc sống trong rừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với người lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại(3). Trăng đến toả ánh sáng dịu mát cho giấc ngủ người chiến sĩ “Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” ( Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên
người chiến sĩ cùng chờ giặc tới trong những đên khuya sương muối: “Đầu súng trăng treo” ( Chính Hữu)(5). Ánh trăng cùng với người lính qua biết bao năm tháng gian khổ của đất nước để vượt lên mọi sự tàn phá của quân thù:
“Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao”. ( Phạm Tiến Duật) (6). Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong thơ Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” (9).
Đoạn văn trình bày nội dung bằng cách đoạn văn so sánh mối quan hệ giữa vầng trăng và người lính trong thơ Nguyễn Duy với vầng trăng và người lính trong thơ Hồ Chí Minh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật nhằm nhấn mạnh ý: Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó. Từ đó khái quát vấn đề: trong thơ Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa”.
Bài tập5:
Dưới đây là đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về phẩm chất của con người mới trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Chỉ ra cách lập luận trong đoạn văn?
Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta giật mình bởi những điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu tìm tòi,
phát hiện bản chất bên trong của nó: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới
những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất
nước, cho cuộc sống hôm nay.
- Đoạn văn trên có sự so sánh tương phản: so sánh sự trái ngược trong suy nghĩ hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn của chúng ta với suy
nghĩ sâu xa của Nguyễn Thành Long, so sánh sự tương phản giữa hiện thực cuộc
sống: “giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, ít khi ta dành ra
được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm
đất nước, cho cuộc sống”. Từ đó làm nổi bật nội dung nói về phẩm chất của con người mới trong Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Bài tập 6:
a. Đoạn văn sau lập luận theo suy luận nhân quả, nội dung nói về chi tiết Vũ Nương sống lại dưới thuỷ cung trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Chỉ ra câu nêu nguyên nhân, câu nêu kết quả trong đoạn văn.
“ Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái
tình thế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta(1). Vì thế mới có đoạn hai, kể chuyện nàng Trương xuống thuỷ cung và sau lại còn gặp mặt chồng một lần nữa(2).”
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước(Câu 1) trình bày nguyên nhân, phần sau(Câu 2) trình bày kết quả.