- Đề 1: Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “
b. Đoạn văn sau nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc Chỉ ra
cách lập luận trong đoạn văn?
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy(1). Nàng biết sẽ còn bao cơn “ cát dập
sóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần
phụng dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây”(2). Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “ gốc tử(3)”. NguyễnDu đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực(4).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu
1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân.
Bài tập7:
Đoạn văn sau lập luận theo cách đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Chỉ ra cách lập luận của đoạn văn?
Thơ cổ Trung Hoa có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân đầy ấn tượng: “ Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa(1).
Trong“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:
“ Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa”(2).
Tác giả Trung Quốc chỉ nói : “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bông hoa)(3). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn(4). những bông lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao la rộng lớn(5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác: “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”(6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùng sinh động và tài tình(7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa- nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết trong sáng vô cùng(8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh(9). Những bông hoa “trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ(10). Câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du(11). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân hương(12).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình
ảnh thơ tả cảnh mùa xuân đặc sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 3,4,5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để các câu còn lại (câu 6, 7, 8, 9, 10,11,12) làm rõ phân tích làm rõ chủ đề đoạn văn.
Với học sinh lớp 9, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở rộng dành cho học sinh khá giỏi, và giúp các em nhận diện cách lập luận trên cơ sở đó tự mình viết được một số dạng đề yêu cầu viết đoạn có sự so sánh giữa hai tác phẩm, hai nhân vật, hai câu thơ, hai hình ảnh thơ... ( Điều này cũng có trong một số đề ôn thi văn 9 vào lớp10 THPT).
2.2.3.4.2. Dạng bài tập vận dụng:Viết câu chủ đề cho đoạn văn. Viết câu chủ đề cho đoạn văn.
Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân tích đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần phân tích. Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn đề. Vì vậy, đây là dạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh.
Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầu học sinh sửa lại cho chuẩn:
Ví dụ: bài tập 1:
Khi viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, một bạn học sinh đã viết câu mở đọan như sau:
“Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vừa là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp lại là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, là người vợ thuỷ chung với chồng, là người mẹ hiền của con chồng”.
Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng?
Yêu cầu với bài tập:
- Chỉ ra các lỗi trong câu văn:
+ Câu chủ đề còn dài, ý rườm rà, có ý không lô gíc: là người mẹ hiền của con chồng”.
+ Cấu trúc câu không hợp lí: Phụ từ “vừa” không bao giờ đi một mình mà phải đi thành cặp: ...vừa...vừa...
- Viết lại câu chủ đề: Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là người phụ nữ thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp, người con hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ yêu con tha thiết”.
Bài tập 2:
a.Chép lại câu viết dưới đây, sau khi đã sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp: "Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng
những nét đặc xắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh lạc quan trong cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên sung phong trên tuyến đường Trường Sơn".
b. Dùng câu văn đă sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp 8 - 10 câu, phần kết đoạn là một câu cảm.
a.Sửa lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp:
Trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, bằng những nét
đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và cách kể chuyện, tác giả đã làm nổi bật tâm
hồn trong sáng, dũng cảm vượt khó khăn gian khổ, hi sinh, lạc quan trong cuộc
sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn.
b. Viết đoạn: Các câu phát triển:
Họ là những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng, hay mơ mộng dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư. Họ rất nữ tính, thích làm đẹp ngay nơi chiến trường khói lửa. Nho thích thêu thùa. Thao chăm chép bài hát, hay làm dáng. Phương Định thích ngắm mình trong gương, bó gối mơ mộng và thích hát. Đặc biệt họ rất dũng cảm vượt khó khăn, gian khổ, hi sinh, lạc quan trong cuộc sống, chiến đấu. Công việc của họ rất nguy hiểm, đối mặt với thần chết hàng ngày, hàng giờ nhưng họ sẵn sàng nhận việc phá bom mà không cần sự trợ giúp của đơn vị, dám đối mặt với thần chết mà không hề run sợ. Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, luôn đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng. Có lúc họ nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên nhưng điều ấy chỉ thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ liệu bom có nổ? Làm thế nào để những quả bom kia phải nổ?
Câu kết đoạn là câu cảm thán:
Họ chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc!
Trong các bài tập trên, bài tập 1 là dạng bài đơn giản được thực hiện ở đầu năm học, còn bài tập 2 có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, không chỉ viết câu chủ đề mà là viết cả các câu phát triển, và không phải chỉ có yêu cầu viết đoạn mà còn có cả yêu cầu ngữ pháp kèm theo, vì đây là bài tập được thực hiện vào cuối năm học khi các kĩ năng viết đoạn của học sinh đã cơ bản được củng cố, thành thạo và cần rèn luyện thêm các yêu cầu khác cho quen với dạng đề thi vào lớp10 THPT.
Cho đoạn thơ hoặc đoạn văn cần phân tích, yêu cầu học sinh xác định câu chủ đề cho đọan đó.
Ví dụ: Bài tập 1:
Cho đoạn thơ sau: “ Ngày xuân con én đưa thoi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
( Trích “Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn phân tích đoạn thơ trên?
Bài tập 2:
Khi phân tích sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em sẽ viết câu chủ đề như thế nào?
Thực chất yêu cầu viết câu chủ đề cũng chính là yêu cầu xác định nội dung cần viết trong đoạn văn. Muốn viết được câu chủ đề, học sinh phải nắm được nội dung của đoạn thơ, đoạn văn mà đề yêu cầu phân tích. Điều này các em phải tích hợp kiến thức ở cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Với bài tập 1, ta có thể viết câu chủ đề:
“Bốn câu thơ đầu đoạn trích“Cảnh ngày xuân”( Trích trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du) là bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Hoặc: Chỉ bằng vài nét chấm phá, Nguyễn Du đã vẽ nên bức hoạ tuyệt
đẹp về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Với bài tập 2, ta có thể viết câu chủ đề:
“Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là bức tranh tả cảnh ngụ tình thật đặc sắc”.
Hoặc: “Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là đỉnh cao của
bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn.
Bài tập 1: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp
sắc sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành
một đoạn văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.
Gợi ý
- Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn. - Viết nối tiếp bằng những câu sau:
Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ
của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều. Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa.Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật. Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn”. Điều này dự báo tương lai số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
- Câu chốt đoạn:
Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.
Bài tập 2:
Một bạn học sinh viết: “Cơ sở của tình đồng chí đã được thể hiện rõ qua khổ thơ đầu của bài thơ "Đồng chí". Em hãy lấy câu đó làm câu mở đoạn để triển khai tiếp đoạn văn Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp hoặc diễn dịch phân tích 7 câu thơ đầu.