Muốn vận dụng, TTHCM trong công cuộc đổi mới hiện nay phải: - Nắm vững TTHCM, hiểu những nội dung cốt lõi của hệ thống đó.
- Phải nắm vững CN Mác-Lênin. Vì TTHCM có nguồn gốc từ CN Mác-Lênin.
1. Quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn
HCM luôn nhắc nhở: Chúng ta cần phải nâng cao sự tu dưỡng về CN Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp luận của CN Mác mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn, những đặc điểm của nước ta, có như vậy chúng ta mới hiểu được quy luật phát triển của cách mạng VN và định ra đường lối, phương châm, bước đi của cách mạng thích hợp với điều kiện nước ta.
Theo Bác: nắm vững không phải là thỏa mản mỗi yêu cầu và hiểu biết, mà phải vận dụng vào thực tiễn phục vụ lợi ích cách mạng. Bản thân Bác đến với CN Mác trước hết vì nhiều mục tiêu cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Người luôn luôn coi lý luận là kim chỉ Nam cho hành động, vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh của nước ta, thông qua sự phát triển của thực tiễn mà bổ xung phát triển hoàn thiện CN Mác Lênin.
Muốn vận dụng và phát triển TTHCM thì phải vững vàng trên quan điểm lập trường và phương pháp CN Mác–Lênin.
Theo HCM, lập trường là phải lập trường của giai cấp công nhân. Và ý thức làm chủ để giải quyết đúng đắn vấn đề theo thực tiễn đặt ra.
Quan điểm là cách thức nhận thức, hiểu biết các sự vật hiện tượng theo quan điểm CN Mác–Lênin.
Phương pháp luận là phương pháp: Biện chướng duy vật, phải thấy XH như một cơ thể thống nhất và vận động phát triển theo qui luật khách quan, Người nói: Lý luận không phải là cái gì đó cứng nhắc, lý luận đầy tính sáng tạo, luôn bổ xung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động, lý luận mà không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không theo lý luận là mù quáng, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải theo lý luận.
2. Quan điểm toàn diện hệ thống
HCM luôn đánh giá sự vật, hiện tượng con người một cách toàn diện, tránh chủ quan, phiến diện, cục bộ, một chiều.
Tư tưởng HCM là một hệ thống nhất quán, từ CM giải phóng dân tộc cho đến cách mạng CNXH, từ giải phóng con người cho đến giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Độc lập dân tộc và CNXH là cốt lõi TTHCM, nếu tách rời các yếu tố của hệ thống đó là xa rời TTHCM, trung thành với TTHCM không có nghĩa là chúng ta trung thành từng câu từng chữ, từng lời, mà phải nắm vững cốt lõi tư tưởng của Bác, đó chính là ham muốn tột bật là làm cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơn ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Ham muốn đó chỉ có thể thực hiện được trong CNXH trên cơ sở đất nước có hòa bình, độc lập, tự do.
3. Quan điểm lịch sử cụ thể
Nghiên cứu TTHCM phải theo quan điểm lịch sử cụ thể, tránh hiện đại hóa tư tưởng, tránh giản đơn hóa, suy diễn chủ quan làm sai lệch tư tưởng.
phù hợp với tình hình, hoàn cảnh từng lúc từng nơi. Vì thế mỗi quan điểm Người đưa ra đều gắn với hoàn cảnh điều kiện nhất định, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nhất định. (ví dụ: Sau Cách mạng tháng 8, các thế lực thù địch chỉa mũi nhọn vào Đảng ta, nhằm diệt Cộng, cầm Hồ). Để bảo vệ Đảng, HCM tuyên bố Đảng cộng sản Đông dương tự giải tán, nhưng thực ra Đảng rút vào hoạt động bí mật, vì thế ta thấy ít khi Bác đề cập tới Đảng. Bác viết: nay vì hoàn cảnh đặc biệt buộc tôi phải đứng ra ngoài các đảng phái, tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc VN, nếu cần có đảng đó là đảng của dân tộc VN, nếu căn cứ vào câu trả lời đó mà quy kết HCM không phải là người Cộng sản, thì hoàn toàn không đúng. (Ví dụ: Tháng 8-1944 trả lời Trương Phát Khuê: Tôi là người cộng sản nhưng điều tôi quan tâm hiện nay là độc lập tự do của dân tộc tôi chứ không phải là CNCS), nếu căn cứ vào câu trả lời đó mà quy kết HCM không phải là người cộng sản, thì hoàn toàn không đúng. Hay Anghen và CácMác đã viết ra tuyên ngôn Đảng Cộng sản vào tháng 2-1848, năm 1872 Anghen có xem lại tuyên ngôn ĐCS lời nói đầu thì ông nói: “Đến nay tình hình đã khác trước, nếu được phép viết lại thì chúng tôi sẽ viết khác đi, nhưng nó là văn kiện lịch sử nên không cho phép chúng tôi viết khác lại.”
4. Quan điểm kế thừa và phát triển
Trung thành với TTHCM là phải biết kế thừa và phát triển những tư tưởng của người trong điều kiện lịch sử mới. HCM dạy rằng; Mục đích bất di bất dịch của chúng ta là hòa bình, độc lập, thống nhất, nguyên tắc vững chắc, sách lược mềm dẻo, dĩ bất biến ứng vạn biến.
Trong điều kiện lịch sử mới phải đổi mới sách lược, cách làm, hình thức, bước đi để thực hiện hoài bão của Bác. Độc lập thống nhất đất nước, tự do cơm áo cho dân, công bằng hạnh phúc, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, làm cho dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
2. Những nội dung chủ yếu
VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TTHCM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY (tt) NAY (tt)