Khái niệm văn hóa ở Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh ppsx (Trang 57 - 58)

- Nêu gương đạo đức mới, nói đi đôi với làm

1. Khái niệm văn hóa ở Hồ Chí Minh

Trong tác phẩm Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh nêu định nghĩa văn hóa (VH):

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cũng như biểu hiện của nó mà loài người tạo ra nhằm mục đích thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”.

Người dự định xây dựng nền VH với 5 điểm lớn: · Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập, tự cường

· Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

· Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong XH. · Xây dựng chính trị: Dân quyền.

· Xây dựng kinh tế. Khái niệm trên cho thấy:

· Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra (định nghĩa đi sâu vào cấu trúc và nguồn gốc).

· Xây dựng VH phải toàn diện vì văn hóa có bao gồm khoa học, chính trị, xã hội, luân lý, tâm lý, đạo đức, nghệ thuật.

Từ sau CM tháng 8, VH được Người quan niệm là đời sống tinh thần xã hội, thuộc về một bộ phận của kiến trúc thượng tầng (KTTT) xã hội và được đặt ngang với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành 4 mặt của đời sống và đời sống xã hội quần chúng liên quan tới nhau, vì thế:

· Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, Chính trị, xã hội được giải phóng thì mở đường cho văn hóa đi lên.

· Xây dựng kinh tế tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển văn hóa.

· VH không đứng ngoài mà nằm trong khoa học, chính trị, xã hội; Văn hóa phục vụ khoa học, chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh ppsx (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w