- Nêu gương đạo đức mới, nói đi đôi với làm
1. Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn HCM
Tư tưởng nhân văn HCM được hình thành từ tư tưởng nhân văn của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Từ những hoạt động thực tiễn phong phú sôi nổi của Người gắn với cách mạng giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
1.1. Truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta giàu lòng nhân ái, thuỷ chung, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn, tối lửa tắt đèn… Lòng nhân ái không chỉ thể hiện trong quan hệ giữa người với người, mà cả tình nghĩa với quê hương, xứ sở tổ quốc (khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn, Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương, nhó ai dãi năng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm mai ….) nước mất, nhà tan, khát vọng lớn nhất là độc lập tự do cho tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.
Sinh ra trong gia đình bên Ngoại đầy lòng nhân ái, yêu thương quý trọng con người, gia đình văn hoá, yêu nước thương nòi đã đặt những viên đá tảng nền móng đầu tiên cho tư tưởng nhân văn HCM. Quê hương địa linh nhân kiệt giàu truyền thống cách mạng, cần cù lao động, hiếu học bồi đắp dày thêm lòng nhân ái, tư tưởng nhân văn HCM.
1.2. Truyền thống nhân văn phương Đông, phương Tây
Nổi bật truyền thống nhân ái phương Đông là đạo nhân nghĩa, lý luận đạo đức cung khoan tín mẫn huệ (cung kính, khoan dung, tin cẩn, siêng năng – chăm chỉ, ban phát tước lộc cho người khác) lòng từ bi, cảm thông chia sẻ, coi làm việc thiện là lẽ sống ở đời, tu nhân tích đức, làm ơn há dễ mong người trả ơn, tránh điều ác (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo).
Truyền thống nhân văn phương Tây là lòng bác ái cao cả của Chúa, tư tưởng nhân đạo, tự do, bình đẳng, bác ái của CMTS, giải phóng con người, khẳng định sức mạnh của con người, phát triển khoa học để mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người.
1.3. Tư tưởng nhân văn HCM được bồi đắp gắn liền với quá trình hoạt động thực tiễn phong phú của Người tiễn phong phú của Người
Hành trang ra đi tìm đường cứu nước là lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, là nhà cách mạng chuyên nghiệp. Người sống, làm việc, học tập, lao động với những người lao động ở các nước TB, ĐQ, thuộc địa, Người chứng kiến tội ác của CN thực dân, thấu hiểu thân phận những người nô lệ ở các Châu Lục mà người đi qua và rút ra những nhận xét · Ở đâu CN thực dân cũng tàn ác, vô nhân đạo, ở đâu thì các dân tộc thuộc địa cũng đau khổ
· Đằng sau mỹ từ văn minh, khai hóa, tự do, bình đẳng, nhân quyền là sự giả nhân giả nghĩa của CNTB, Đế quốc và sự đau khổ tột cùng của người dân thuộc địa.
· Dù màu da có khác, chủng tộc, tôn giáo có khác, trên đời này chỉ có hai giống người là người bóc lột và người bị bóc lột và cũng chỉ có một tính hữu ái thật sự, tính hữu ái vô sự mà thôi.
Ở Người nảy nở tình cảm giai cấp, tình thương yêu đồng loại, những người cùng cảnh ngộ, ý thức quốc tế, sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại.
1.4. Chủ nghĩa nhân văn Mác Xít
của nhân loại, nó vạch ra căn nguyên nỗi khổ, bất hạnh của con người là tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất và con đường giải phóng tận gốc mâu thuẫn đó.
Đến với CN Mác-Lê Nin, tư tưởng nhân văn HCM được nâng lên trở thành CN nhân văn cộng sản chân chính và khoa học.