Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty TNHH MTV điện lực đà nẵng (Trang 29 - 31)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng nhu cầu vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn vì vậy cần xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định.

Như phần trước ta đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng chậm trong những năm qua. Điều này là do doanh nghiệp phải nộp khấu hao về Tổng cục công nghiệp quốc phòng hơn nữa hàng năm công ty nhận được rất ít nguồn vốn từ cơ quan chủ quản. Trong khi đó nhu cầu về máy móc thiết bị để thi công các công trình mà thuộc hạng mục quốc phòng và kinh tế đang tăng nhanh. Công ty đã cố gắng huy động vay nợ dài hạn song mức vốn dài hạn vẫn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Vì vậy công ty đã phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản cố định. Các năm 2015 và 2016 số tài sản cố định được tài trợ bởi nợ ngắn hạn lần lượt là 1.307 triệu đồng và 1.332 triệu đồng. Tình hình này không đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty vì vòng quay của nguồn vốn ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn cố định do vậy sẽ gây khó khăn cho khả năng thanh toán và trả nợ ngắn hạn của công ty.

Bảng 5: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (triệu đồng)

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Vốn dài hạn 12.228 12.243 13.101

- Vốn chủ sở hữu 10.510 10.719 11.103

- Nợ dài hạn 1.718 1.524 1.998

2 TSCĐ & đầu tư dài hạn 11.133 13.550 14.433

3 Vốn lưu động thường xuyên (1) - (2) 1.095 -1.307 -1.332

Để tiến hành thi công được các công trình xây dựng chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp trong 3 năm qua như sau:

Bảng 6: Nhu cầu vốn lưư động thường xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nợ ngắn hạn 58.515 62.119 83.054

2 Các khoản phải thu 44.374 48.067 61.822

3 Hàng tồn kho 3.506 2.162 4.783

4 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 10.635 11.890 16.449

Bảng trên cho thấy các nguồn vốn ngắn hạn đã thừa để tài trợ cho khoản phải thu và hàng tồn kho: ba năm qua nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều dương tức là các khoản tài sản lưu động ngoài ngân quỹ đều do nợ ngắn hạn tài trợ, công ty không phải vay nợ dài hạn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Nói chung điều này đảm bảo sự tương thích về mặt thời gian. Tuy nhiên, với mức nợ ngắn hạn cao và tỷ lệ vay ngắn hạn ngân hàng lớn như ở công ty khiến công ty phải mất thêm chi phí trả lãi ngân hàng. Năm 2015 và 2016 tỷ lệ vay ngắn hạn/ nợ ngắn hạn là 30% (năm 2015, tương ứng 18.635/32.119) và 35% (năm 2016, tương ứng 29.069/83.054).

Qua phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy vốn lưu động ròng thì âm và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là dương.

Điều đó chứng tỏ tỷ trọng nợ ngắn hạn cao đến mức không hợp lý, tỷ trọng nợ dài hạn thấp ảnh hưởng đến sự an toàn trong thanh toán của công ty. Như vậy, công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn phải cân đối lại nguồn vốn nâng cao tính an toàn và tiết kiệm chi phí trả lãi vay tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn mà lại thiếu vốn dài hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty TNHH MTV điện lực đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w