Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty TNHH MTV điện lực đà nẵng (Trang 34 - 38)

2.3.3.1 Cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp:

Vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản của công ty. Năm 2014 tài sản lưu động có giá trị là 59.610 triệu đồng, chiếm 84,3 % tổng tài sản. Năm 2015 tài sản lưu động tăng nhẹ so với mức tăng nhanh của tài sản cố định nên tỷ trọng tài sản lưu động giảm xuống còn 81,8 % tổng tài sản. Năm 2016 công ty giá trị tài sản lưu động tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối khiến tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lên tới 85 % tổng tài sản của đơn vị. Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản lưu động cao như vậy có thể gây mất cân đối trong cơ cấu tài sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty.

Trong năm 2015, tiền và các khoản phải thu (trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn) tăng nhẹ trong khi tồn kho và tài sản lưu động khác lại giảm mạnh khiến cho vốn lưu động của doanh nghiệp chỉ tăng 2,02 %. Các khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do tăng tiền khoản phải thu khách hàng với mức tăng 24,99% tương ứng với 7.207 triệu đồng.

Các khoản tồn kho giảm trên dưới 30 % đặc biệt nguyên vật liệu tồn kho giảm tới 64,81 %. Các khoản tài sản lưu động khác đều giảm mạnh (trừ chi phí chờ kết chuyển tăng 22,43 %). Như vậy năm 2015 có sự gia tăng tỷ trọng các khoản phải thu do đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với năm . Điều này có thể có tác động tích cực trong chính sách bán hàng của doanh nghiệp song có thể ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ .

Sang năm 2016, tài sản lưu động tăng rất mạnh với mức tăng là 34,38% tương ứng với 20.910 triệu đồng. Tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho cũng như tài sản lưu động khác đều tăng. Với tỷ trọng lớn nhất, các khoản phải thu tăng lên 28,62 % chủ yếu là tăng từ các khoản phải thu của khách hàng. Số công nợ phải thu từ khách hàng là 48.221 triệu đồng, chiếm tới 47 % tổng doanh thu thuần. Các khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tài sản lưu động là 59%. Tuy tỉ trọng ít thay đổi so với năm 2015 nhưng tăng mạnh về số tuyệt đối chứng tỏ công tác thu hồi nợ rất chậm trễ. Nợ năm trước chưa được thu hồi đã phát sinh các khoản phải thu mới khiến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, trong khi doanh thu tăng chậm gây ảnh hưởng không có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tồn kho cũng tăng mạnh và đột ngột. So với năm 2015, tồn kho tăng lên 121,23 % tức là tồn kho năm nay cao hơn gấp đôi so với năm 2015. Đặc biệt nguyên vật liệu tồn kho năm 2016 tăng gấp hơn 9 lần và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số tồn kho tại đơn vị. Nguyên vật liệu tồn kho làm ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2016 lại giảm 24 % trong khi nguyên vật liệu tồn kho tăng do đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai trong các khoản tồn kho. Năm 2016 chi phí trả trước cũng tăng khá lớn từ 2.875 triệu đồng lên 4.711 triệu đồng tức tăng 63,86 %. Nguyên nhân là do doanh nghiệp nhận nhiều công trình lên phải đặt trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu để việc cung cấp đạt đúng tiến độ.

Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Để phân tích kỹ hơn điều đó ta sẽ xem xét các chỉ tiêu cụ thể trong phần tiếp theo.

2.3.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển.

Bảng 10 cho thấy mặc dù vốn lưu động tăng liên tục trong hai năm 2015 và 2016 song sức sinh lợi của vốn lưu động chỉ tăng trong năm 2015, năm 2016 sức sinh lợi của vốn cố định giảm mạnh. So với năm , năm 2015 sức sinh lợi của vốn lưu động tăng 18,5 %, nguyên nhân là do vốn lưu động bình quân tăng nhẹ trong khi lợi nhuận tăng khá. Sang năm 2016 mặc dù vốn lưu động bình quân tăng khá cao ( 34,4 % ) song do lợi nhuận của công ty giảm xuống còn 1.153 triệu đồng, mức giảm tương ứng 40,9 % làm cho sức sinh lợi của vốn cố định giảm hơn một nửa so với năm 2015 và thấp hơn rất nhiều so với năm 2014 . Năm 2016 một đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,014 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp so với mức 0,032 đồng của năm 2015 thì số lợi nhuận đem lại từ đầu tư bằng vốn lưu động giảm mạnh.

Bảng 10- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Stt Chỉ tiêu Đơnvị Năm Tỷ lệ % tăng giảm 15/14 Tỷ lệ % tăng giảm 16/15 2014 2015 2016

1 Doanh thu thuần Tr đ 85.519 96.774 102.879 13,2 6,3

2 LN trước thuế “ 1.602 1.950 1.153 21,7 -40,9

3 VLĐ bình quân “ 59.610 60.812 81.722 2,0 34,4

4 Sức sinh lợi củaVLĐ (2)/(3) đ 0,027 0,032 0,014 18,5 -56,25 5 Hệ số đảm nhiệmVLĐ (3)/(1) đ 0,697 0,628 0,794 -9,9 26,4 6 Số vòng quay

VLĐ (1)/(3) Vòng 1,434 1,591 1,259 10,9 -20,9

7 Thời gian 1 vòngluân chuyển 360/ (6)

Ngày 251 226 285 -9,9 26,1

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng giai đoạn 2014- 2016

Vốn lưu động bình quân vẫn liên tục tăng nhưng sức sản xuất của vốn lưu động lại có chiều hướng giảm xuống. Dựa vào hệ số đảm nhiệm vốn lưu động ta có thể thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 9,9% trong năm 2015 tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,628 đồng vốn lưu động bình quân. Số tương ứng của năm 2014 là 0,697 đồng. Như vậy năm 2015 cần ít vốn cố định bình quân hơn để tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này ứng với sự gia tăng của sức sinh lợi của vốn lưu động. Đến năm 2016 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên, một đồng doanh thu thuần cần có 0,794 đồng vốn lưu động bình quân. So với năm 2015 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng tới 26,4%. Nguyên nhân là do sự suy giảm trong sức sinh lợi của vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động.

Ngoài các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2015 số vòng quay của vốn lưu động tăng lên 10,9%, tức là vốn lưu động

luân chuyển nhanh hơn. Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn lưu động quay được gần 1,6 vòng. Do đó thời gian luân chuyển của vốn lưu động được rút ngắn còn 226 ngày so với 251 ngày một vòng của năm . Nhưng đến năm 2016, số vòng quay vốn lưu động lại giảm xuống do đó thời gian luân chuyển chậm hơn. Một chu kỳ sản xuất kinh doanh năm 2016 vốn lưu động quay được 1,259 vòng, chậm hơn 20,9% so với năm 2015. Thời gian luân chuyển cũng lâu hơn. Để vốn lưu động quay được một vòng cần 285 ngày, tăng 26,1% so với năm 2015. Điều đó chứng tỏ tốc độ doanh thu thuần đã không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng vốn lưu động làm giảm số vòng quay của vốn. Đồng thời việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng (chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động) cũng như các loại vốn lưu động khác rất chậm làm tăng thời gian luân chuyển của vốn lưu động. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2016 lại giảm thấp như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định, không thường xuyên trong việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường xuyên duy trì một khối lượng các khoản phải thu của khách hàng cũng như các khoản phải thu khác lớn. Vì vậy, hoạt động quản lý thu hồi công nợ và quản lý vốn lưu động trong khâu tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty TNHH MTV điện lực đà nẵng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w