Những khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về GIAO kết hợp ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG mại THỰC TIỄN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn lê TRẦN sơn (Trang 25 - 27)

2. Lý do chọn đề tài

2.2. Thực tiễn hoạt động giao kết hợp đồng kinh doanh thương tại Công ty

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, những hạn chế do những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại mang lại

Quy định về mức phạt vi phạm: tại Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận” và không giới hạn mức phạt vi phạm tối đa. Trong khi Điều 301 LTM 2005 lại quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Sự khác biệt về mức phạt vi phạm dẫn đến sự khác

biệt trong việc quy định mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Điểm 2 Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 quy định rằng “Trong trường

hợp các bên thoả thuận phạt vi phạm mà khơng có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Theo

Khoản 2 Điều 307 LTM 2005 quy định “Trong trường hợp các bên có thoả

thuận phạt vi phạm mà khơng có thoả thuận bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

LTM 2005 trong tương lai gần chắc chắn sẽ gây ra cuộc tranh luận liên quan đến việc xác định văn bản nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cụ thể.

Theo quy định của Khoản 3 Điều 31 LTM 2005, LTM được áp dụng ngay cả khi bên tham gia hợp đồng khơng vì mục đích sinh lời u cầu áp dụng nó. Vậy thì nếu trong hợp đồng đó bên tham gia khơng vì mục đích kiếm lời lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó thì liệu pháp luật có chấp nhận sự lựa chọn đó hay khơng? Tất nhiên là khơng. Bởi vì trong hợp đồng ký kết giữa một bên là thương nhân với một bên khác không phải là thương nhân nếu có thoả thuận Trọng tài thì thoả thuận trọng tài đó bị coi là vô hiệu theo quy định của Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.

Trên đây là một số điểm chưa thật thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐKDTM. Điều này sẽ ít nhiều gây ra khó khăn cho các bên khi tham gia ký kết và thực hiện HĐKDTM.

Thứ hai, những khó khăn của cơng ty TNHH Lê Trần Sơn

Công ty vừa mới thành lập không lâu nên việc để cho người tiêu dùng biết và quen với sản phẩm của công ty và để ký được nhiều HĐKDTM, thời gian đầu đôi khi công ty bỏ qua những quy định của pháp luật. Đó là những quy định về chủ thể hợp đồng, thẩm quyền ký kết, luật áp dụng: Khi ký kết HĐKDTM, đại diện ký kết của công ty luôn là Giám đốc công ty. Nhưng bên đối tác ai tham gia ký kết, thẩm quyền, trách nhiệm theo pháp luật lại không được cơng ty nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể.

Công ty vẫn cịn non trẻ và khá thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng khiến cho công ty bỏ qua nhiều cơ hội mở rộng thị trường của mình. Việc soạn thảo các mẫu HĐKDTM đem lại cho cơng ty nhiều tiện ích, nhưng bên cạnh đó là khơng ít nhược điểm. Khi giao kết HĐKDTM, khơng phải khách hàng nào cũng muốn tiết kiệm thời gian theo kiểu ký kết hợp đồng trên một hợp đồng đã được soạn thảo sẵn. Việc sử dụng hợp đồng có sẵn khơng nêu cao tinh thần trách nhiệm, do đó khơng phát huy được tính sáng

tạo, mày mị tìm hiểu trong cơng việc, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tính chun mơn của cơng việc đàm phán.

Công ty cũng gặp một số khó khăn, hạn chế về vấn đề nhân lực. Mặc dù công ty đã lựa chọn, tuyển dụng được những cán bộ giỏi, có năng lực chun mơn cao, tận tâm với cơng việc, nhưng trình độ của cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty cịn chưa toàn diện về mặt nghiệp vụ pháp luật, ngoại ngữ, tin học và kinh nghiệm thực tế. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn trong việc thu hút khách hàng và các đối tác làm ăn.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về GIAO kết hợp ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG mại THỰC TIỄN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn lê TRẦN sơn (Trang 25 - 27)