Giải pháp về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về GIAO kết hợp ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG mại THỰC TIỄN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn lê TRẦN sơn (Trang 30 - 31)

2. Lý do chọn đề tài

3.1. Giải pháp về mặt pháp luật

Thứ nhất, Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

kinh doanh thương mại có tính ổn định và đồng bộ.

Hệ thống pháp luật muốn có hiệu lực, hiệu quả cao đều phải đảm bảo tính ổn định tương đối của nó. Tuy nhiên, để cho hệ thống pháp luật có tính ổn định cần phải có những điều kiện khách quan và chủ quan. Về điều kiện chủ quan thì cần phải có một quy trình lập pháp khoa học và đúng đắn với những nhà lập pháp có trình độ cao. Hơn hết, để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định trong BLDS và LTM cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khi cùng điều chỉnh một vấn đề, trong quá trình soạn thảo cần thiết phải có một người (tổ chức) làm nhiệm vụ như người cầm lái, hướng những người được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản pháp luật phải đi theo một hướng định sẵn, có căn cứ khoa học.

Thứ hai, Ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính minh bạch.

Có thể hiểu tính minh bạch của pháp luật là sự quy định rõ ràng và dễ hiểu của pháp luật. Tuy nhiên, tính minh bạch của pháp luật cịn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là pháp luật phải được công bố công khai trên Công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để mọi người dễ dàng tìm hiểu và thực hiện. Việc này nên được làm ngay từ khi các văn bản pháp luật đó cịn ở giai đoạn chuẩn bị soạn thảo thì sẽ thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo các tầng lớp nhân dân, của những người trực tiếp chịu sự điều chỉnh và của những người có liên quan, chuyên gia pháp luật quan tâm tới vấn đề đó để đóng góp ý kiến. Có như vậy thì khi một văn bản pháp luật được ban hành mới phù hợp với thực tiễn, hạn chế tình trạng văn bản pháp luật đã có hiệu lực mà trên thực tế mọi người dường như không biết đến sự tồn tại của văn bản pháp luật đó.

Thứ ba, Về vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật giao kết HĐKDTM.

Luật khi được ban hành thì tự nó khơng thể đi vào cuộc sống được mà phải qua khâu thực hiện. Đây là khâu yếu nhất trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống của nước ta hiện nay. Muốn thực thi pháp luật thì trước hết phải nâng cao “quan trí” về pháp luật. Đối với lĩnh vực HĐKDTM Chính phủ, Bộ phải có kế hoạch quan tâm tới tuyên truyền, phổ biến nâng cao trình độ cho cán bộ cơng chức. Từ đó cán bộ cơng chức sẽ mở lớp tập huấn, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến quan hệ HĐKDTM. Làm được như vậy thì luật khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống. Biết luật, thực hiện đúng luật là điều rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đã là thành viên của WTO.

Thứ tư, về chế tài phạt vi phạm

Việc quy định giới hạn của mức phạt vi phạm làm hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng. Bởi vì, thứ nhất, pháp luật đã quy định, phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên về số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Thứ hai, tại Khoản 3 Điều 379 BLDS, nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà khơng thoả thuận bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng phạt vi phạm mà không áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Vậy nếu trong thực tiễn thương mại các bên luôn hành động như vậy thì liệu quy định của Điều 378 BLDS, Điều 228 LTM và quy định tại Khoản 3 Điều 379 BLDS có thực sự phát huy hiệu quả hay có thực sự cần thiết hay khơng. Để các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả của mình thì chúng phải phù hợp với thực tiễn lưu thơng giữa dân sự và thương mại, vì vậy nên sửa đổi các Điều 378 BLDS và Điều 228 LTM.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về GIAO kết hợp ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG mại THỰC TIỄN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn lê TRẦN sơn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w