Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN gửi của KH cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT năm 2018 2020 (Trang 31 - 37)

Đi đôi với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Đây là hoạt động hết sức quan trọng đối với mỗi NHTM, nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng. Do đó, nếu biết các sử dụng vốn hợp lý thì sẽ giúp các NHTM nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh trong 3 năm qua đã từng bước mở rộng

quy mô cho vay trên địa bàn Đà Nẵng, cho vay nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng… với nhiều phương thức khác nhau biểu hiện qua con số dư nợ qua các năm.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NH TMCP Phương Đông chi nhánh Trung Việt (2018-2020) Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST ST ST ST % ST TT Doanh số cho vay 1,605,189 1,882,335 1,272,168 277,146 17 (610,1 67) (32) Doanh số thu nợ 1,485,324 1,655,868 989,678 170,544 11 (666,190) (40) Dư nợ bình quân 469,865 701,214 994,625 231,349 49 293,4 11 42 Nợ xấu 3,186 7,963 8,346 4,777 150 383 5 Tỉ lệ nợ xấu 0.68% 1.14% 0.84% 0.46% (0.3%)

(Nguồn: Báo cáo tổng quát năm 2018-2020 của ngân hàng Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Trong giai đoạn 2018-2020, vì nền kinh tế của nước ta có nhiều biến động: lạm phát gia tăng, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản… cho nên, mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng biến động qua từng năm.

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh biến động không đều qua ba năm. Doanh số cho vay năm 2018 là 1,605,189 triệu đồng, qua năm 2019 đạt 1,882,335 triệu đồng. Có sự tăng trưởng này là nhờ NH tạo điều kiện thuận lợi cho KH đến vay: có nhiều sản phẩm, gói vay phù hợp với nhu cầu của từng loại KH (ví dụ sản phẩm Cho vay tiêu dùng tín chấp, Vay mua bất động sản, Vay xây dựng, sửa chữa nhà, Vay mua xe ô tô, …); thủ tục, quy trình cho vay đơn giản. Bên cạnh đó, NH còn mở rộng thị trường cho vay, tìm kiếm thêm khách hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều thành phần trong nền

kinh tế, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.… Sang năm 2020, do nền kinh tế của nước ta có nhiều biến động bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh số cho vay giảm chỉ còn 1,272,168 triệu đồng, do đó tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay giảm xuống 32% tương ứng với 610,167 triệu đồng. Hơn nữa, trong năm này NH chỉ cho vay được một lượng như vậy là do lượng huy động trong năm này cũng giảm. Do đó, NH phải điều tiết lại lượng tiền cho vay của mình để đảm bảo được tính thanh khoản.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu lại từ những khoản cho vay đã đến hạn thanh toán, kể cả những khoản nợ trước và quá hạn. Qua bảng trên ta thấy, hoạt động thu nợ của chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và doanh số thu nợ cũng biến động theo tình hình kinh tế của nước ta qua các năm, cụ thể năm 2019 đạt 1,655,868 triệu đồng tăng 170,544 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 11% so với năm 2018. Có được kết quả này cho thấy chi nhánh có chính sách quản lý và thu hồi nợ tốt, bên cạnh đó là nhờ vào công tác đôn đúc thu hồi nợ của đội ngũ nhân viên tín dụng chi nhánh được thực hiện hiệu quả, tránh tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn diễu ra gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Sang năm 2020, các doanh nghiệp, cá nhân gặp bất lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của NH, do đó doanh số thu nợ giảm còn 989,678 triệu đồng, giảm 666,190 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với mức giảm 40%.

Dư nợ bình quân là số tiền bình quân trên tài khoản tiền vay của KH tại thời điểm nào đó. Với phương án mở rộng thị trường cho vay, tìm kiếm các dự án đầu tư thu hút KH, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm mục đích mang lại sự tiện ích cho KH nên trong những năm vừa qua, dư nợ bình quân cũng có sự biến động không đều qua các năm. Cụ thể, dư nợ bình quân năm 2018 là 469,865 triệu đồng thì đến năm 2019 đạt 701,214 triệu đồng tăng 231,349 triệu đồng tương ứng với mức tăng 49%. Đến năm 2020 dư nợ bình quân tăng lên 994,625 triệu đồng, làm cho tốc độ tăng trưởng tăng 42% tương ứng với mức tăng 293,411 triệu đồng. Việc tăng dư nợ ở các năm đã cho thấy, NH đã sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành đi xuống mà ngân hàng OCB nói chung và chi nhánh Trung Việt nói riêng vẫn giữ vững được dư nợ cho vay, cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đã là minh chưng rõ ràng nhất cho sự hỗ trợ hết mình của đội ngũ nhân viên chi nhánh trong công tác thẩm định tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ vay, hạn chế phát sinh nợ quá hạn.

Như vậy qua 3 năm, ta thấy nguồn vốn huy động đã được chi nhánh sử dụng một cách có hiệu quả. Và trong thời gian tới chi nhánh cần tập trung hơn nữa trong công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu để hoạt động của chi nhánh ngày càng cải thiện và phát triển.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương Đông chi nhánh TrungViệt – Đà Nẵng năm 2018-2020 Việt – Đà Nẵng năm 2018-2020

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, vấn đề cuối cùng mà người ta quan tâm đó chính là lợi nhuận, hay nói cách khác là kết quả mà hoạt động đó mang lại. Đây là yếu tố sống còn của các tổ chức kinh doanh. Đơn vị, tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khi kinh doanh có lãi, NHTM cũng không ngoại lệ. Do đó, NH TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt đã và đang cố gắng để ngày càng gia tăng lợi nhuận của mình. Trong 3 năm gần đây, chi nhánh đã đạt được hiệu quả kinh doanh tương đối, cụ thể được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020) Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST ST ST ST % ST % Thu nhập 204,367 239,324 194,547 34,957 17 (44,777 ) (19)

Thu nhập lãi vay 193,478 227,785 182,025 34,307 18 (45,760) (20) Thu nhập phí dịch

vụ 3,046 3,431 3,447 385 13 16 0

Thu nhập khác 7,843 8,108 9,075 265 3 967 12

Chi phí 140,553 168,232 153,887 27,679 20 (14,345) (9) Chi trả lãi huy

động 80,301 105,512 98,324 25,211 31 (7,188) (7) Chi trả phí dịch vụ 127 436 705 309 243 269 62 Chi phí hoạt động 52,995 56,327 47,937 3,332 6 (8,390) (15) Chi phí khác 7,130 5,957 6,921 (1,173) (16) 964 16 Lợi nhuận 63,814 71,092 40,660 7,278 11 (30,432 ) (43)

Về thu nhập:

Tình hình thu nhập qua 3 năm biến động không ngừng. Tổng thu nhập năm 2019 đạt 239,324 triệu đồng, tăng 34,957 triệu đồng tương ứng với mức tăng 17% so với năm 2018. Tuy nhiên, sang năm 2020 thì số dư của khoản này là 194,547 triệu đồng, giảm 44,777 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng với mức giảm 19%. Nhìn chung, thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu (chiếm trên 90% thu nhập). Còn thu từ phí dịch vụ và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10% tổng thu nhập). Như vậy, nguồn thu nhập của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thu từ hoạt động tín dụng.

Cụ thể, thu nhập năm 2019 tăng đáng kể so với 2018, tăng 34,957 triệu đồng chủ yếu là nhờ vào việc tăng của thu nhập lãi vay. Thu nhập lãi vay của năm này đạt 227,785 triệu đồng, chiếm 95% tổng thu nhập, tăng 18% so với năm trước. Để đạt được kết quả này là do phía NH đã tích cực trong việc mở rộng hoạt động cho vay, tìm kiếm nguồn KH mới. Trong năm 2019, doanh số cho vay của năm 2019 tăng 277,146 triệu đồng. Ngoài ra trong năm này, hoạt động kinh doanh của người dân trên địa bàn gặp nhiều thuận lợi đã tạo điều kiện cho KH thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho NH. Từ đó làm doanh số thu nợ tăng so với năm trước. Kết quả này là do NH luôn chủ động bám sát địa bàn, linh hoạt trong các hoạt động giao dịch, thực hiện nhiều chính sách phù hợp để tập trung thu hổi các khoản nợ. Đây cũng là nguyên nhân khiến thu nhập lãi vay tăng lên đáng kể so với 2018. Bên cạnh đó, thu nhập từ phí dịch vụ và thu nhập khác chiểm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn thu (5.3% trên tổng thu nhập), tăng không đáng kể so với năm trước. Bởi nguyên nhân là do NH không thay đổi nhiều chính sách đối với phí dịch vụ, nhằm giữ chân KH. Ví dụ như mức phí của dịch vụ chuyển tiền ngoài hệ thống OCB vào năm 2018 là 0.02%, sang năm 2019 chỉ tăng lên 0.03% cùng với một vài dịch vụ khác cũng tăng phí cho phù hợp với những tiện ích, công nghệ mà NH đã bỏ ra.

Sang năm 2020, thu nhập đã giảm đáng kể so với năm 2019, giảm 44,777 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vay đã giảm đến 45,760 triệu đồng. Có sự suy giảm như vậy là do trong năm 2020, nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế Đà Nẵng nói riêng gặp nhiều biến động khiến người dân gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nên họ không có nhu cầu vay vốn. Từ đó, doanh số cho vay giảm dẫn đến thu nhập từ lãi vay cũng giảm theo. Và trong năm này, thu nhập từ phí dịch vụ và chi phí khác biến động không đáng kể so với 2019.

Bên cạnh việc biến động không ngừng của thu nhập thì chi phí cũng biến động theo. Năm 2018, tổng chi của NH là 140,553 triệu đồng thì đến năm 2019, khoản này tăng lên đến 168,232 triệu đồng tương ứng với mức tăng 20%. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì khoản này đã giảm 14,345 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 9%. Trong đó, chi phí trả lãi huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của NH (trên 50% tổng chi phí), chi phí để hoạt động chiếm 30% chi phí, còn lại chi trả phí dịch vụ và chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Cụ thể, trong năm 2019, chi trả lãi tiền gửi chiếm đến 62% tổng chi phí, tăng 25,211 triệu đồng tương ứng với mức tăng 31.4% so với 2018. Có mức tăng như vậy là do trong năm chi nhánh đã huy động được một lượng lớn tiền gửi, tăng hơn 640,000 triệu đồng so với 2018 cho nên trả lãi tiền gửi cũng tăng. Bên cạnh đó, ngoài việc chi trả lãi huy động thì chi nhánh cũng phải chi cho các hoạt động khác. Chi trả phí dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí, nhưng trong năm nay vẫn tăng 309 triệu so với năm trước tương ứng với mức tăng 243%. Chi phí hoạt động cũng tăng 3,332 triệu đồng tương ứng mức tăng 6% so với năm trước. Nguyên nhân là trong năm này, chi nhánh thực hiện công tác hiện đại hóa, đầu tư mua sắm tài sản công cụ phục vụ cho phần mềm OMNI. Ngoài ra, chi nhánh còn phải chi các khoản ngoài giờ, chi thưởng, chi lương do tăng cường người thực hiện chương trình mới và bổ sung thêm nhân sự. Riêng chỉ có chi phí khác là giảm, cho thấy chi nhánh đã điều tiết lại chi phí một cách hiệu quả.

Về lợi nhuận:

Do thực hiện chương trình hiện đại hóa nên phát sinh một số chi phí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2018 là 63,814 triệu đồng và năm 2019 là 71,092 triệu đồng là một nỗ lực rất lớn và đáng ghi nhận. Năm 2019 lợi nhuận tăng 7,278 triệu đồng so với năm 2018. Nguyên nhân là do hệ thống OCB Việt Nam nói chung và OCB Trung Việt nói riêng từng bước hiện đại hóa, thực hiện việc giao dịch một cửa nhanh chóng thuận tiện đã thu hút KH, cũng như số lượng giao dịch ngày càng tăng. Năm 2020, lợi nhuận giảm chỉ còn 40,660 triệu đồng. Năm 2020, lợi nhuận giảm đến 30,432 triệu đồng tương ứng với mức giảm 43% do thu nhập giảm nhiều nhưng chi phí giảm ko đáng kể, dẫn đến việc lợi nhuận thấp hơn so với các năm trước.

Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN gửi của KH cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT năm 2018 2020 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w