Tình hình tiền gửi của KH cá nhân tại ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN gửi của KH cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT năm 2018 2020 (Trang 45 - 52)

2.2.2.2.1. Tình hình tiền gửi KH cá nhân theo mục đích

Bảng 2.5: Tình hình tiền gửi theo mục đích của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng 1,487,864 100 1,999,272 100 1,690,828 100 511,408 34 (308,444) (15) Tiền gửi tiết kiệm 1,071,262 72 1,619,410 81 1,099,038 65 548,148 51 (520,372) (32) Tiền gửi thanh toán 416 ,602 28 379,8 62 19 591,790 35 (36,740) (9) 211,928 56

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018-2020 của NH Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trong lớn trong nguồn tiền gửi cá nhân tại NH OCB và cũng là loại tiền mà NH dành nhiều “ưu ái” nhất. Đây là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng gửi vào mục đích chính nhằm hưởng phẩn lãi suất mà NH trả cho KH khi gửi tiền. Thời hạn càng cố định, thời gian càng dài thì lãi suất thu được càng cao. Trong năm 2019, lượng tiền này đạt 1,619,410 triệu đồng, tăng 548,148 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với mức tăng 51%. Nuyên nhân là trong năm này kinh tế ổn định, lãi suất dành cho tiền gửi tiết kiệm cao nên KH có xu hướng gửi tiền. Tuy nhiên đến năm 2020 khoản này đã giảm 520,372 triệu đồng so với năm ngoái vì NH thay đổi lãi suất theo quy định của Nhà Nước. Nhìn chung, nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn cao, nguyên nhân mang lại thành công này là do toàn hệ thống NH OCB nói chung và chi nhánh Trung Việt nói riêng đã triển khai nhiều chương trình hấp dẫn như “Quà đón xuân, tết vui sum vầy”, “Gửi tiết kiệm – Nhận lộc xuân”, “Tiết kiệm Tài Lộc – lãi suất cao nhất – nhận ngay tiền mặt – phiếu mua hàng”, “OCB – Ngôi nhà hạnh phúc”, sản phẩm “Cào thẻ - Trúng vàng”, “Quà tặng yêu thương” vào dịp chào mừng quốc tế phụ nữ,... tạo ra một sức hút lớn cho KH. Ngoài ra còn phải kể đến sự góp công không nhỏ trong công tác huy động vốn của chi nhánh và ban điều hành luôn chủ động và quan tâm đến công tác huy động vốn của chi nhánh, đặt vấn đề huy động là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của mình. Bên cạnh đó chi nhánh cũng không quên phát triển mảng huy động tiền gửi thanh toán, tạo nên thương hiệu NH bán lẻ hàng đầu.

Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của KH cá nhân tại chi nhánh chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn tiền gửi cá nhân (nhỏ hơn 35% trong 3 năm vừa qua). Bởi vì đây là loại tiền mà KH gửi vào nhằm mục đích thanh toán cho các nhu cầu khác nhau của họ (chuyển tiền; thanh toán tiền điện, nước; nạp thẻ điện thoại;...) và có tính linh hoạt hơn tiền gửi tiết kiệm. Trong 3 năm vừa qua, tiền gửi thanh toán tại chi nhánh biến động không đều. Cụ thể năm 2018, khoản này đạt 416,602 triệu đồng, chiếm 28% tỷ trọng trong tổng nguồn tiền gửi cá nhân. Tuy nhiên, đến năm 2019, khoản này đã giảm xuống 379,862 triệu đồng so với năm ngoái, chiếm 19% tổng nguồn tiền cá nhân. Trong năm này, lãi suất của NH đã tác động đến tâm lý người dân, họ có xu hướng chuyển sang gửi tiền dưới hình thức tiết kiệm để hưởng lãi thay vì gửi tiền dưới hình thức thanh toán. Sang năm 2020, khoản này đã có mức tăng đáng kể so với hai năm vừa rồi. Cụ thể, trong năm 2020, khoản này đạt 591,790 triệu đồng, chiếm 35% trong tổng nguồn tiền gửi cá nhân, tăng 211,928 triệu đồng so với năm 2019. Đạt được điều này là do NH đã có những chính sách thay đổi chi phí giao dịch giúp KH tiết kiệm được một khoản chi phí cho nhiều lần giao dịch. Ngoài ra cũng nhờ vào việc thay đổi giao diện của ứng dụng OMNI (ứng dụng mobile banking của OCB) giúp KH có thể sử dụng ứng dụng này một cách dễ dàng nhất cho những nhu cầu giao dịch của mình.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tiền gửi theo mục đích của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

2.2.2.2.2. Tình hình tiền gửi KH cá nhân theo thời hạn

Bảng 2.6: Tình hình tiền gửi theo thời hạn của KH cấ nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng 1,487,864 100 1,999,272 100 1,690,828 100 511,408 34 (308,444) (15) Không kỳ hạn 446, 359 30 439, 840 22 676, 331 40 (6 ,519) (1) 236,4 91 54 Có kỳ hạn Dưới 12 tháng 758,811 51 1,079,607 54 760,873 45 32 0,796 42 (318,734) (30)

Trên 12 tháng 282, 694 19 479,8 25 24 253, 624 15 19 7,131 70 (226,2 01) (47)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018-2020 của NH Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Qua bảng trên ta thấy rằng, sự tăng trưởng qua các năm của cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn là không đều. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi cá nhân (từ 20 đến 40%) nhưng vẫn ít hơn tiền gửi có kỳ hạn vì loại tiền này lãi suất không cao, chủ yếu là phục vụ nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của KH hoặc KH nhờ NH giữ hộ. Ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) nhờ ưu điểm là lãi suất cao và sản phẩm tiết kiệm đa dạng.

Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2018 đạt 446,359 triệu đồng, chiếm 30% trong tổng tiển gửi, sang năm 2019 có sự giảm nhẹ xuống 439,840 triệu đồng, chiếm 22% trong tổng nguồn tiền gửi. Tuy nhiên, đến năm 2020, khoản này lại tăng lên 676,331 triệu đồng, chiếm 40% tổng nguồn tiền gửi các nhân, tăng 236,491 triệu đồng tương ứng với mức tăng 54%. Có sự gia tăng như vậy là do trong năm này nhu cầu của KH thay đổi. Thay vì gửi tiền có kỳ hạn thì KH chuyển sang gửi tiền không kỳ hạn để có thể rút ra dễ dàng, linh hoạt trong việc sử dụng tiền của họ đầu tư cho một loại tài sản khác có khả năng sinh lời cao hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng đều có hướng tăng trưởng không đều qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền gửi cá nhân (trên 40%), đặc biệt năm 2019 có tỷ trọng cao (54%). Năm 2018, tiền gửi cá nhân có kỳ hạn dưới 12 tháng chỉ là 758,811 triệu đồng chiếm 51% tổng tiền gửi cá nhân huy động được. Qua năm 2019, khoản mục này tăng lên đến 1,079,607 triệu đồng chiếm 54% tổng tiền gửi cá nhân. Nguyên nhân của sự gia tăng này là vì tình hình kinh tế trong nước đầy biến động , lãi suất liên tục tăng . Đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất diễn ra ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn buộc chi nhánh phải có những chính sách linh hoạt trong lãi suất để giữ thị trường và những KH thân thiết, lâu năm. Tuy nhiên đến năm 2020, con số này đã giảm còn 760,873 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 45% tiền gửi cá nhân. Nguyên nhân cũng đã được đề cập ở trên đó là KH đã chuyển từ tiền gửi có kỳ hạn sang không kỳ hạn để có thể rút ra dễ dàng bất cứ lúc nào để phục vụ cho nhu cầu sử dụng tiền của họ. Bên cạnh đó, lãi suất dành cho tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng thay đổi thấp hơn do yêu cầu của NHNN nên một số KH đã rút và chuyển sang gửi ở NH khác.

Biểu đồ 2.5: Tình hình tiền gửi theo thời hạn của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có sự biến động như tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nhưng loại tiền này luôn có tỷ trọng thấp hơn là do một phần nguyên nhân chủ quan là tâm lý của người dân sợ nguy cơ không an toàn khi gửi tiền dài hạn, tiếp theo là kỳ hạn gửi dài khiến việc rút tiền khó khăn khi KH cần.

Dự đoán trong những năm tới, người dân sẽ tập trung gửi tiền tiết kiệm vào các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, tránh những nguy cơ không an toàn khi gửi tiền tiết kiệm trung và dài hạn. Để gia tăng nguồn trung và dài hạn, đòi hỏi NH phải nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn của mình hơn nữa, mở rộng tuyên truyền quảng cáo đến từng người dân, thu hút sự chú ý, lòng tin của họ. Đặc biệt, NH nên có chính sách bảo hiểm đối với tiền gửi trung và dài hạn để người dân có thể an tâm trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao . 2.2.2.2.3. Tình hình tiền gửi KH cá nhân theo sản phẩm

Bảng 2.7: Tình hình tiền gửi theo sản phẩm của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng 1,487,864 100 1,999,272 100 1,690,828 100 511,408 34 (308,444) (15) Tiền gửi truyền thống 895, 218 60 1,315, 641 66 934,738 55 420,42 3 47 (380,9 03) (2)

Tiết kiệm duy

trì 176,044 12 303,669 15 164,300 10 127,625 72 (139,369) (46) Tài khoản số đẹp 234, 651 16 192,6 94 10 185,72 9 11 (41,95 7) (18) (6,9 65) (4)

Thanh toán tiền điện 74,962 5 78,245 4 102,098 6 3,283 4 23,853 30 Tài khoản thông minh 106, 989 7 109,0 23 5 303,96 3 18 2,03 4 2 194,9 40 179

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018-2020 của NH Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Trong các loại sản phẩm tiền gửi của chi nhánh thì Tiền gửi truyền thống luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn tiền gửi cá nhân (trên 55%). Bởi đây là loại tiền với nhiều tiện ích nổi bật, các chính sách dễ dàng cho người dân hiểu được khi gửi tiền, phù hợp với nhu cầu của đa số người dân. Năm 2018, khoản này đạt 895,218 triệu đồng, chiếm 60% tổng nguồn tiền gửi cá nhân. Sang năm 2019 đã tăng lên một khoản 420,423 triệu đồng, đạt 1,315,641 triệu đồng, chiếm đến 66%. Tuy nhiên sang năm 2020 giảm chỉ còn 934,738 triệu đồng, giảm 380,903 triệu đồng so với 2019. Tiết kiệm duy trì cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi (trên 10%), đơn giản vì đây cũng là loại tiền gửi tiết kiệm nhưng chỉ khác một chút so với Tiền gửi truyền thống ở đặc điểm sản phẩm. Khoản này cao nhất là ở năm 2019, đạt 303,669 triệu đồng, tăng 127,625 triệu đồng so với 2018, chiếm 15% tổng nguồn tiền gửi cá nhân. Sang năm 2020 giảm chỉ còn 164,300 triệu đồng, thấp hơn năm 2019 là 139,369 triệu đồng.

Nhìn chung, số tiền của hai sản phẩm này đều có xu hướng tăng ở năm 2019 và đến năm 2020 thì giảm. Nguyên nhân cũng đã được đề cập ở phần trên. Đó chính là do năm 2019 thì nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân nên họ có nguồn tiền để đổ vào. Hơn nữa, lãi suất cho các khoản tiền gửi trong năm này cao nên KH có xu hướng gửi tiền tại NH. Qua năm 2020, nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, NHNN có những thay chính sách lãi suất nên lãi suất giảm, người dân cũng không còn hứng thú với việc gửi tiền tại NH nữa. Một số khác thì đã đầu tư vào các loại tài sản khác mang tính sinh lời cao hơn.

Tài khoản số đẹp là loại tài khoản thanh toán thông thường nhưng chỉ khác là KH có thể tự chọn số theo sở thích của mình. Loại tài khoản này chiếm trên 10% tổng nguồn tiền gửi cá nhân và có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân chủ quan cũng có thể vì nhân viên NH chưa giới thiệu rõ đến KH, mà chỉ thực hiện mở tài khoản thanh toán thông thường khi KH yêu cầu. Cụ thể trong năm 2018, khoản này đạt 234,651 triệu đồng, chiếm 16% tổng tiền gửi cá nhân. Qua hai năm sau khoản này đều giảm lần lượt còn 192,694 triệu đồng và 185,729 triệu đồng ở năm 2019 và 2020.

Thanh toán tiền điện và Tài khoản thông minh là 2 loại sản phẩm có xu hướng tăng qua các năm. Trong những năm gần đây, số lượng người dân ở Đà Nẵng tăng lên.

Năm 2019 dân số Đà Nẵng là 1,134 triệu người, đến năm 2020 đã tăng lên 1,6 triệu người. Do đó, các nhà hàng, quán xá ngày càng mọc lên nhiều và nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Từ đó, KH cũng có nhu cầu mở 2 loại tài khoản này để dễ dàng cho việc thanh toán. Ví dụ như trong các nhà hàng, cửa hàng thường đặt các máy POS để KH có thể dễ dàng thanh toán mà không dùng tiền mặt. Ở sản phẩm Thanh toán tiền điện, năm 2019 đạt 78,245 triệu đồng, tăng 3,283 triệu đồng so với năm 2018. Sang năm 2020 đã tăng mạnh lên 102,098 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 30% so với 2019. Còn về sản phẩm Tài khoản thông minh, năm 2019 tăng 2,034 triệu đồng so với 2018, đạt 109,023 triệu đồng, chiếm 5% tổng nguồn tiền gửi cá nhân. Sang năm 2020 đã tăng mạnh lên 303,963 triệu đồng, tăng 194,940 triệu đồng so với 2019, chiếm đến 18% tổng nguồn tiền gửi cá nhân.

Biểu đồ 2.6: Tình hình tiền gửi theo sản phẩm của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

2.2.2.2.4. Tình hình tiền gửi KH cá nhân theo loại tiền

Bảng 2.8: Tình hình tiền gửi theo loại tiền của KH cá nhân tại NH Phương Đông - chi nhánh Trung Việt (2018-2020)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2018ST % 2019ST % 2020ST % 2019/2018ST % ST2020/2019% Tổng 1,487,864 10 0 1,999,2 72 100 1,690,828 100 511,408 34 (308,444) (15) VND 1,458,107 98 1,899,308 95 1,673,920 99 441,202 30 (225,389) (12) Ngoại tệ quy đổi VND 29 ,757 2 99,9 64 5 16,908 1 70,206 236 (83,0 55) (83)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018-2020 của NH Phương Đông – chi nhánh Trung Việt)

Như đã trình bày ở chương 1, có nhiều cách phân loại các hình thức huy động vốn khác nhau. Huy động vốn theo loại tiền là một tiêu thức chính để các NHTM nói chung và OCB Trung Việt nói riêng để phân chia và đánh giá được tình hình huy động vốn tiền đồng và ngoại tệ của mình từ đó đưa ra chính sách huy động phù hợp với từng loại tiền.

Tại OCB Trung Việt thì huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn tiền gửi cá nhân. Và thực tế trong những năm gần đây, tỷ trọng huy động vốn bằng nội tệ luôn chiếm trên 90%.

Qua bảng trên cho thấy hoạt động huy động vốn bằng đồng VND của OCB Trung Việt năm 2018 chỉ đạt 1,458,107 triệu đồng thì sang năm 2019 đã tăng 441,202 triệu đồng, đạt 1,899,308 triệu đồng. Sang năm 2020, tổng huy động bằng nội tệ đạt 1,673,920 triệu đồng, giảm 225,389 triệu đồng so với năm 2019.

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng đối với OCB Trung Việt. Trong năm 2019, huy động tiền bằng ngoại tệ có sự tăng lên về khối lượng. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chưa cao. Do đó, NH cần quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất ngoại tệ hợp lý, nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài tợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ … thì sẽ đưa lại nguồn lợi nhuận cho NH.

Năm 2018, huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi của chi nhánh đạt 29,757 triệu đồng, chiếm 2% trong tổng nguồn tiền gửi. Nguyên nhân chủ yếu là bởi tiền gửi ngoại tệ có lãi suất không cao bằng đồng Việt Nam, hầu như bằng 0% nên loại tiền này chiếm tỷ trọng rất ít. Đến năm 2019, khoản này đã tăng mạnh lên 99,964 triệu đồng, chiếm 5% tổng tiền gửi. Sang năm 2020, khoản này đã giảm chỉ còn 16,908 triệu đồng, giảm đến 83,055 triệu đồng tương ứng với mức giảm 83% so với năm 2019.

Biểu đồ 2.7: Tình hình tiền gửi theo loại tiền của KH cá nhân tại NH Phương Đông -

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN gửi của KH cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT năm 2018 2020 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w