Kiểm sát thẩm quyền khám nghiệm và thành phần chủ thể khám nghiệm

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 25 - 28)

nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông

1.2.1.1.Kiểm sát về thẩm quyền khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông.

Xác định vụ việc TNGT thuộc thẩm quyền của ai rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tính pháp lý của Biên bản KNHT và thẩm quyền điều tra sau này. Vì vậy, trước khi tiến hành khám nghiệm, vấn đề đầu tiên KSV cần làm là xem xét vụ TNGT xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra của ai (theo cấp và theo lãnh thổ) để có căn cứ khám nghiệm theo đúng thẩm quyền.

- Về thẩm quyền tiến hành khám nghiệm theo lãnh thổ: Tại Điều 28 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao) quy định:

“Thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi theo thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự và theo lãnh thổ”.

Thông thường khi vụ việc TNGT xảy ra nằm trên địa phận của đơn vị nào (theo địa giới hành chính) thì các cơ quan tiến hành tố tụng của đơn vị đó có thẩm quyền KNHT, khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ

thể đối với thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ngoài tiếp giáp với các huyện thị khác thuộc tỉnh Đồng Nai thì thành phố Biên Hòa còn tiếp giáp với tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy xảy ra nhiều trường hợp rất khó xác định thẩm quyền:

+ Trường hợp thứ nhất: Vụ TNGT xảy ra mà người và phương tiện ngã văngnằm ở địa phận cả hai huyện. Đã có rất nhiều trường hợp hai cơ quan tiến hành tố tụng của 02 huyện liên quan tranh cãi gay gắt về vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm. Trong trường hợp này, KSV cần nhạy bén và tổng hợp, đánh giá chứng cứ một cách chính các để xác định thẩm quyền xử lý. Tiến hành xác định chiều hướng các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lưu thông và xác định điểm va chạm đầu tiên (trường hợp rõ hơn sẽ có vết cày xước mặt đường) là yếu tố quan trọng then chốt để xác định thẩm quyền thuộc về ai. Dù nạn nhân và phương tiện nằm ở địa phận của huyện B nhưng điểm va chạm và dấu vết nằm bên huyện A thì đương nhiên thẩm quyền xử lý thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện A và ngược lại.

+ Trường hợp thứ hai: Vụ TNGT xảy ra khi hai phương tiện đối đầu va chạm nhau ở vị trí chính giữa ranh giới chung giữa hai huyện. Trường hợp này đã xảy ra trên thực tế và rất khó phân định thẩm quyền khám nghiệm thuộc về ai vì không có quy định cụ thể cũng như không có cơ sở để xác định thẩm quyền thuộc về ai. Thực tế tại thành phố Biên Hòa, các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào việc người và phương tiện gây tai nạn ngã văng về địa phận huyện nào thì huyện đó tiến hành khám nghiệm.

- Về thẩm quyền tiến hành khám nghiệm theo cấp: Tại Điều 28 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao) quy định:

“Thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi theo thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự và theo lãnh thổ. Các vụ án giết người, nghi giết người; các vụ tai nạn lao động, TNGT; các vụ cháy, nổ đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc các vụ việc xảy ra có liên quan

đến yếu tố nước ngoài; các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp khác do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu tiến hành khám nghiệm thuộc thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát của VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu”.

Theo quy định của BLHS hiện hành thì án liên quan đến TNGT là lỗi vô ý nên khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù (thuộc trường hợp rất nghiêm trọng) nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Cơ quan tiến hành tố tụng cấp quận, huyện. Tuy nhiên, các vụ TNGT có liên quan đến yếu tố nước ngoài lại thuộc thẩm quyền củaCơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh. Vì vậy, Quy chế đã nêu rất cụ thể về thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi.

Trách nhiệm của KSV khi tiến hành kiểm sát khám nghiệm là phải nắm rõ nội dung vụ tai nạn, những người liên quan đến vụ tai nạn để xác định thẩm quyền tiến hành khám nghiệm thuộc về ai. Nếu thuộc thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh thì báo cáo Lãnh đạo Viện và yêu cầu Cơ quan điều tra báo cáo trực tiếp đến Cơ quan điều tra cấp tỉnh để chủ trì khám nghiệm.

1.2.1.2. Kiểm sát về thành phần chủ thể khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông

Mục đích của kiểm sát khám nghiệm là để bảo đảm việc KNHT, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định phải kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình KNHT phải được phát hiện nhằm khắc phục và xử lý nghiêm minh. Để đạt được mục tiêu đó thì việc kiểm sát thành phần chủ thể KNHT hết sức quan trọng, quyết định tính hợp pháp của các hành vi tố tụng.

Theo quy định tại Điều 26 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao): “KSV phải kiểm sát thành phần tiến hành, tham gia việc KNHT, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra bảo đảm đúng thẩm quyền, thành phần theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan”. Vì vậy, trước khi

định tại Điều 201 BLTTHS. Việc kiểm tra thành phần HĐKN căn cứ vào lịch trực khám nghiệm của ĐTV, cán bộ điều tra cũng như cán bộ KTHS, lực lượng bác sĩ pháp y đã được niêm yết và thông báo cho VKS.

Theo quy định tại Điều 201 BLTTHS: “Trước khi tiến hành KNHT, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. KSV phải có mặt để kiểm sát việc KNHT

Khi KNHT phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”.

KSV kiểm tra thành phần HĐKN hiện trường TNGT phải bảo đảm những thành phần bắt buộc như sau: ĐTV là người chủ trì khám nghiệm; có thể có cán bộ điều tra được phân công giúp việc cho ĐTV KNHT; cán bộ KTHS thuộc lực lượng CSGT để thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như: Chụp ảnh hiện trường; vẽ sơ đồ hiện trường; lập biên bản KNHT; bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi (phải có bác sĩ pháp y tại hiện trường trong trường hợp cần xem xét ngay dấu vết trên cơ thể nạn nhân để làm sáng tỏ nội dung vụ tai nạn: Bị cán vào vị trí nào, vân bánh xe để lại trên cơ thể ...). Ngoài ra, theo quy định tại Điều 201 BLTTHS phải có người chứng kiến việc khám nghiệm để bảo đảm tính khách quan; bên cạnh đó trong trường hợp cần thiết thì phải cho người gây tai nạn, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

Một phần của tài liệu KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TAI NẠN GIAO THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w