của các vụ tai nạn giao thông
1.2.3.1. Kiểm sát đối tượng của khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông
Đối tượng của KSKNHT, khám nghiệm tử thi là việc tuân theo pháp luật của các thành viên trong HĐKN và những người có liên quan đến việc KNHT, bao gồm: ĐTV là người chủ trì khám nghiệm; cán bộ điều tra được phân công giúp việc cho ĐTV; cán bộ KTHS thực hiện các công tác chuyên môn nghiệp vụ như: Chụp ảnh hiện trường; vẽ sơ đồ hiện trường; lập biên bản KNHT; bác sỹ pháp y khám nghiệm tử thi. Ngoài ra, KSV còn kiểm sát các hành vi của các chủ thể khác như người chứng kiến, người gây tai nạn, bị hại, người làm chứng tham gia tham dự việc khám nghiệm.
Mọi hoạt động của các chủ thể trên đều phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật:
- Đối với việc tuân theo pháp luật của ĐTV: Với vai trò là người được phân công chủ trì cuộc khám nghiệm, ĐTV cần có chuyên môn nghiệp vụ, quá trình khám nghiệm luôn phải tôn trọng sự thật khách quan của vụ việc, có định hướng đúng đắn để đưa ra phương pháp khám nghiệm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng phù hợp nhất. Không được đưa ra những nhận định chủ quan của mình, không được bỏ qua dấu vết, vật chứng dù là nhỏ nhất và không vội kết luận dấu vết không có giá trị trong quá trình chứng minh tội phạm.
- Đối với việc tuân theo pháp luật của các cán bộ kỹ thuật: Yêu cầu đưa ra đối với cán bộ kỹ thuật là phải có chuyên môn sâu về công tác khám nghiệm,
những hoạt động của chủ thể này phải đạt độ chính xác cao nhất. Tiến hành khám nghiệm phải tỉ mỉ, thận trọng; phát hiện và thu thập dấu vết, vật chứng phải đúng quy trình, thủ tục theo quy định để đảm bảo tính pháp lý của vật chứng đó.
- Đối với việc tuân theo pháp luật của những người chứng kiến, người biết việc: Yêu cầu phải khai báo trung thực, khách quan những gì đã tận mắt trông thấy, không được phán đoán những gì không tận mắt trông thấy vì có thể sẽ dẫn đến việccán bộ điều tra có những định hướng sai lầm.
-Đối với việc tuân theo pháp luật của Bác sĩ pháp y: Tại hiện trường nếu cần thiết thì bác sĩ pháp y phải xem xét dấu vết trên cơ thể nạn nhân, cơ chế hình thành nên dấu vết và đặc điểm dấu vết để lại trên cơ thể nạn nhân là gì. Điều này giúp định hướng cho quá trình khám nghiệm cũng như công tác điều tra sau này. Vì vậy, mọi kết luận của bác sĩ pháp y phải trên cơ sở căn cứ khoa học, không được chủ quan phán đoán dựa vào kinh nghiệm.
1.2.3.2. Kiểm sát phương pháp khám nghiệm hiện trường nạn giao thông
Hiện trường TNGT thường xảy ra với khoảng không gian rộng. Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại về người và tài sản, các dấu vết tồn tại tại hiện trường mà định ra phương pháp khám nghiệm cho phù hợp với hiện trường đó.
Phương pháp KNHT TNGT ở đây chủ yếu dựa vào tính chất của vụ việc được nhận định. Qua phân tích tình hình hiện trường và những thông tin đã thu được để đi đến nhận định về diễn biến của vụ việc, từ đó định ra phương pháp khám nghiệm cho phù hợp với từng loại hiện trường. Vì vậy, trước khi tiến hành khám nghiệm, HĐKN cần họp bàn và đưa ra phương pháp khám nghiệm cho phù hợp với từng loại hiện trường TNGT cụ thể. KSV yêu cầu ĐTV chủ trì khám nghiệm trình bày trước Hội đồng những nội dung như:
-Nhận định hướng chuyển động của các phương tiện.
-Nhận định vị trí va chạm của các phương tiện.
Hiện trường được khám nghiệm lần lượt dựa vào mối quan hệ giữa quá trình va chạm với những dấu vết để lại trên hiện trường và mối quan hệ giữa các dấu vết với nhau.
Khi tiến hành khám nghiệm cần phải xác định hướng tiến hành, lấy bên nào (trái hay phải đường) làm chuẩn và chỉ tiến hành định vị các dấu vết về phía đó, kể cả vật chuẩn trên đường để định vị vị trí của các dấu vết.
Có 4 phương pháp KNHT nói chung, đó là:
-Phương pháp khám nghiệm lần theo dấu vết:
Phương pháp khám nghiệm lần theo dấu vết là phương pháp được tiến hành theo trình tự điểm bắt đầu và điểm tiếp theo. Điểm bắt đầu khám nghiệm thường là điểm có nhiều dấu vết, vật chứng và điểm tiếp theo là hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường hoặc hướng để lại các dấu vết tiếp theo trên hiện trường.
Phương pháp khám nghiệm này thường được áp dụng trong KNHT vụ án trộm cắp, vụ cháy, hiện trường có tử thi.. .Trong hiện trường các vụ trộm thì điểm bắt đầu khám nghiệm là điểm mà thủ phạm đột nhập vào nhà để trộm cắp tài sản, sau đó khám nghiệm theo hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường. Trong KNHT các vụ cháy thì điểm bắt đầu khám nghiệm là điểm phát cháy đầu tiên, sau đó khám nghiệm theo hướng lan tỏa của ngọn lửa. Trong hiện trường các vụ có người chết thì điểm bắt đầu khám nghiệm là từ tử thi, sau đó khám nghiệm theo hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường.
-Phương pháp chia ô, chia khu vực:
Phương pháp chia ô, chia khu vực là phương pháp tiến hành chia hiện trường ra thành nhiều ô, khu vực khác nhau sau đó tiến hành khám nghiệm từng ô, từng khu vực, tạo điều kiện tiến hành khám nghiệm một cách hệ thống, tỉ mỉ
tránh để sót, lọt các dấu vết, vật chứng.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường rộng, có cấu trúc phức tạp, ta dựa vào những điều kiện tự nhiên, sẵn có của hiện trường để phân chia cho hợp lý. Để khắc phục nhược điểm khi khám nghiệm từng ô, từng khu vực độc lập với nhau, toàn bộ quá trình khám nghiệm phải được tổ chức thống nhất và kết quả khám nghiệm phải được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ trong tổng thể của hiện trường.
-Phương pháp khám nghiệm cuốn chiếu:
theo trình tự lần lượt từ đầu đến cuối hiện trường theo một trật tự thống nhất. Phương pháp khám nghiệm này có ưu điểm là hiện trường được khám nghiệm có hệ thống. Khi tiến hành phương pháp khám nghiệm này có thể tiến hành từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong tùy thuộc vào từng loại hiện trường cụ thể trong từng tình huống cụ thể để quyết định cho phù hợp.
-Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc:
Phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc là phương pháp được tiến hành khám nghiệm từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài theo hình xoáy ốc, có thể tiến hành thuận chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường rộng ngoài trời, giúp cho cán bộ khám nghiệm có điều kiện xem xét hiện trường mộtcách tỉ mỉ, phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng có ở hiện trường.
Thông thường với những vụ TNGT đặc biệt là TNGT đường bộ thường áp dụng phương pháp khám nghiệm theo hình xoáy ốc từ trong trung tâm (nơi đổ hoặc vị trí dừng của các phương tiện) ra xung quanh hoặc theo cách cuốn chiếu.
Với phương pháp này toàn bộ diện tích của hiện trường được khám nghiệm có hệ thống và tỉ mỉ, có thể phát hiện hầu hết những dấu vết, vật chứng và đặc điểm đã thấy ờ hiện trường.
Để đánh giá những dấu vết, vật chứng đó có liên quan trực tiếp đến vụ TNGT đường bộ này hay không, cần phải xem xét mối quan hệ nhân quả với những vật gây ra và đã để lại dấu vết, vật chứng đó. Từ đó có thể nhận định về diễn biến của vụ tai nạn và tìm ra những cơ sở khách quan để đánh giá về quá trình xảy ra tai nạn.
Lưu ý không được đưa ra những nhận định chủ quan của mình vào biên bản và sơ đồ hiện trường như nhận định về hướng chuyển động của phương tiện, nhận định về lỗi của các bên… Không được bỏ qua bất kỳ những dấu vết, vật chứng nào tìm thấy và không vội kết luận dấu vết đó có liên quan hay không liên quan đến quá trình điều tra giải quyết đối với vụ tai nạn.
trước hết phải đánh giá tình hình toàn diện vụ tai nạn, dựa vào tính chất của vụ tai nạn, tìm cơ sở và điểm xuất phát để áp dụng phương pháp khám nghiệm cho phù hợp.
Kết luận chương 1
Chương này tác giả đã trình bày khái quát nhất về công tác KNHT và công tác kiểm sát việc KNHT. Tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ các khái niệm và các cơ sở pháp lý của công tác KNHT cũng như công tác KSKNHT. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát, tác giả cũng đã đi sâu vào chi tiết về trình tự, thủ tục và phương pháp tiến hành KNHT TNGT để đạt hiệu quả cao nhất, mang tính khách quan và chính xác nhất. Những nội dung của chương 1 là tiền đề và cơ sở cho việc nghiên cứu và trình bày nội dung chương tiếp theo của luận văn.
Chương 2
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SÁT KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CÁC VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG