Thứ nhất, phát triển đoàn viên đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập công đoàn cơ sở trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, “cả nước có khoảng 113.352 doanh nghiệp, trong đó có 3.697 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 105.596 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (trong đó số lao động có từ 10 lao động trở lên là 47.420 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp trên thu hút khoảng 6 triệu lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp chỉ có khoảng 2.123 cơ sở công đoàn đạt 57,4%. Nếu tính trên tổng số doanh nghiệp có trên 10 lao động thì chỉ đạt 22,52% doanh nghiệp có cơ sở công đoàn” [38]. Như vậy, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có công đoàn cơ sở do đó quyền lợi của người lao động tại những doanh nghiệp này chưa được bảo vệ trong khi đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đang phát triển thu hút ngày càng nhiều người lao động. Thực tế
92
trên đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập công đoàn cơ sở trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Để làm được điều này công đoàn cần phải có các giải pháp cụ thể sau:
+ Các cấp công đoàn cần tiến hành thường xuyên, có trọng điểm đồng thời đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn.
+ Kiện toàn ban vận động phát triển công đoàn ngoài quốc doanh và đội ngũ tuyên truyền viên của các cấp công đoàn gồm cán bộ công đoàn có uy tín, am hiểu pháp luật, có kỹ năng vận động. Đồng thời, có chính sách động viên hợp lý đối với cán bộ đang làm công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên. Đưa chỉ tiêu phát triển đoàn viên vào tiêu chuẩn xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm để nâng cao trách nhiệm của các công đoàn cơ sở trong việc phát triển đoàn viên.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với người lao động và người lao động làm cho các bên thấy được vao trò quan trọng của tổ chức công đoàn từ đó người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của công đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện tham gia hoạt động công đoàn.
+ Liên đoàn lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp huyện phải tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn để xác định những doanh nghiệp đủ điều kiện nhằm vận động chủ sử dụng lao động tạo điều kiện thành lập công đoàn. Đồng thời, liên đoàn lao động cần phải cử cán bộ công đoàn xuống từng doanh nghiệp gặp gỡ, tiếp xúc với người sử dụng lao động và người lao động để vận động họ thành lập công đoàn. Khi đã vận động được người sử dụng lao động cho phép thành lập công đoàn , liên đoàn lao động cần phối hợp với các bên để tiến hành thành lập công đoàn.
+ Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa tổng liên đoàn lao động Việt Nam với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam và các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương để phối hợp trong việc thành lập
93
công đoàn cơ sở. Đối với các chủ doanh nghiệp cố tình né tránh, tìm mọi cách trì hoãn, từ chối việc thành lập công đoàn cơ sở thì cần phải có các chế tài áp dụng.
Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho các đoàn viên, người lao động nhất là các quy định của luật lao động, luật công đoàn và điều lệ công đoàn.
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ công đoàn giúp người lao động hiểu biết được những quy định của pháp luật hiện hành hành liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, nhờ đó người lao động có thể tự bảo vệ mình, tránh được sự xâm hại từ phía người sử dụng lao động. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền phố biến pháp luật, liên đoàn lao động cấp tỉnh, liên đoàn lao động cấp huyện cần phối hợp cùng công đoàn cơ sở tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp nhằm trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích cho người lao động. Đồng thời, công đoàn cần thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động. Thông qua đó, công đoàn giúp người lao động nắm được những vấn đề cần thiết khi tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp, họ có quyền và nghĩa vụ gì, trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đó; những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động, những việc cần thực hiện để giải quyết tranh chấp. Những hiều biết đó góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của người lao động, hạn chế mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động, qua đó hạn chế tranh chấp lao động và đình công xảy ra. Ngoài ra, thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, công đoàn có thêm thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát viêc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Để thực hiện tốt hoạt động tư vấn pháp luật, công đoàn cần thành lập các văn phòng tư vấn hỗ trợ pháp lý miễn phí do đội ngũ cán bộ công đoàn am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm phụ trách.
Thứ ba, không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, nâng cao chất lượng, năng lực cán bộ công đoàn. “Cơ cấu tổ chức hệ thống công đoàn cần phải được chú trọng
94
hoàn thiện để đảm bảo có khả năng tập hợp được đông đảo công nhân lao động, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động và có khả năng phát hiện, giải quyết kịp thời những tranh chấp lao động”[32]. Do vậy, phải có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa công đoàn các cấp cho phù hợp với thực tế của từng loại hình cơ sở..
Đối với công tác cán bộ, phải nâng cao năng lực, trình độ cũng như rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, phong cách của cán bộ công đoàn cho phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường. Cán bộ công đoàn phải tự tin, vững vàng khi khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của người lao động. Cán bộ công đoàn phải có kiến thức tương đối toàn diện, phù hợp với chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn ngành nghề thuộc lĩnh vực mình công tác, có kiến thức pháp luật, hiểu biết về nghiệp vụ công tác công đoàn; có kỹ năng vận động, thuyết phục, tổ chức cho quần chúng hoạt động, nhiệt tình trong công tác công đoàn.
Các cấp công đoàn phải quan tâm đến cơ sở, bám sát cơ sở để từ đó phát hiện, lựa chọn những đoàn viên điển hình tiên tiến, có năng lực, nhiệt tình để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Không ngừng đổi mới, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn. Đặc biệt, cần chủ động nghiên cứu đề xuất nhưng cơ chế, chính sách bảo vệ, động viên kịp thời về vật chất, tinh thần đối với cán bộ công đoàn, tạo động lực khuyến khích họ gắn bó nhiệt tình với công tác công đoàn.
Nhằm giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công, trước hết cần phải nâng cao trình độ, bản lĩnh của cán bộ công đoàn. Theo người lao động, cái gần gũi nhất, thực tế nhất mà mỗi cán bộ công đoàn phải được trang bị đó là kiến thức pháp luật, kinh tế, quản lý hành chính… Đó không chỉ là kiến thức giúp cho cán bộ công đoàn hoạt động chuyên môn được tốt hơn mà còn có thể được coi là cái “gậy” để cán bộ công đoàn bảo
95
vệ người lao động được tốt hơn. Do đó, cần chú trọng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng đàm phán, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Đồng thời, thường xuyên cung cấp thông tin, tổ chức trao đổi kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ công đoàn. Ngoài ra, các cấp công đoàn cần có quy định và tổ chức tốt việc thực hiện các quy định về khuyến khích lợi ích vật chất, động viên khích lệ kịp thời về tinh thần đối với cán bộ hoạt động có hiệu quả. Công đoàn cũng cần nghiên cứu đổi mới công tác tài chính công đoàn để cán bộ công đoàn không chuyên trách được hưởng phụ cấp từ kinh phí công đoàn cấp trên tương ứng và phù hợp với loại hình, quy mô của công đoàn cơ sở nhất là cán bộ công đoàn trong khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với cán bộ công đoàn cố tình không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì cần có quy định, chế tài cụ thể nhằm mục đích răn đe.
Thứ tư, xây dựng phát triển quan hệ hợp tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động.
Quan hệ giữa công đoàn và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nếu được xây dựng, phát triển trên cơ sở hợp tác là một trong những bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động công đoàn. Mối quan hệ này phát triển hài hòa, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh được những mâu thuẫn, phòng ngừa được tranh chấp lao động và đình công. Để xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với người sử dụng lao động, công đoàn cần chủ động, tích cực ủng hộ những chủ trương đúng, giải pháp hay của người sử dụng lao động. Đồng thời, công đoàn cũng cần sử dụng những phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động và công đoàn. Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải thường xuyên liên hệ với người lao động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ để kịp thời gặp gỡ, trao đổi với người sử dụng lao động nhằm tìm hướng giải quyết.
96
Khi có mâu thuẫn, bất đồng xảy ra, công đoàn cơ sở cần chủ động hòa giải ngay tại nơi làm việc.
Công đoàn kết hợp với người sử dụng lao động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động. Quy chế phối hợp là bản quy ước giữa các bên về quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tạo sự đồng thuận giữa các bên có liên quan trong quá trình giải quyết những vấn đề của quan hệ lao động. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho công đoàn cơ sở, tạo sự ràng buộc về trách nhiệm giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động. Văn bản này có thể quy định về quyền hạn, phạm vi, nội dung phối hợp giữa công đoàn với người sử dụng lao động; các hình thức, biện pháp phối hợp thực hiện các quy định pháp luật về quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động; các hoạt động phối hợp nhằm ngăn ngừa hạn chế và giải quyết các tranh chấp lao động; hoạt động phối hợp, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể là một giải pháp hữu hiệu góp phần làm ổn định, hài hòa quan hệ lao động, vừa bảo đảm được quyền lợi người lao động, hạn chế phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công. Mặt khác, khi tranh chấp lao động và đình công xảy ra thỏa ước lao động tập thể là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động.
Thứ năm, cần tiếp tục đổi mới, phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa công đoàn với các tổ chức hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động.
Trong quá trình hoạt động, công đoàn phải thường xuyên liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tòa án, viện kiểm sát, các văn phòng tư vấn pháp luật…. Nhờ mối quan hệ này, công đoàn có điều kiện tiếp nhận thông tin cũng như sự trợ giúp cần thiết từ các cơ quan, tổ chức khi tham gia giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động.
97
Cần thúc đẩy hoạt động đối thoại xã hội trong doanh nghiệp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện của họ; giữa nhà quản lý với nhân viên. Hoạt động đối thoại này nên được văn bản hóa và tiến hành định kỳ hàng tháng, hàng quý để giải quyết mâu thuẫn chủ - thợ ngay khi mâu thuẫn mới phát sinh.
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động là chức năng cơ bản trong hoạt động của công đoàn. Tuy nhiên, trên thực tế những năm qua công đoàn chưa làm tốt vai trò đó. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong việc bảo về quyền lợi ích hợp pháp của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.
98
KẾT LUẬN
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, nên công đoàn có vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đây có thể coi là “thiên chức” của công đoàn. Trong những năm gần đây, đất nước đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định ở mức cao. Sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước là rất đáng kể. Song bên cạnh đó quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn là điểm nóng, đáng được quan tâm. Do đó xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn của công đoàn cơ sở.
Pháp luật các nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều trao quyền cho công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về mức độ tham gia của công đoàn trong lĩnh vực này. Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ta được quy định rất rộng, thể hiện ở việc: Công đoàn cùng với cơ quan nhà nước và người sử dụng lao động thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động; công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động; đại diện cho tập thể lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia quản lý và sử dụng lao động; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Từ thực tiễn xem xét việc thực hiện vai trò bảo vệ lợi ích người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy công đoàn bước đầu đã thể hiện được vai trò của mình. Tuy nhiên, những gì mà công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm được là quá nhỏ so với sự mong đợi, kỳ vọng của người lao động. Lòng tin của công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước