Bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – NHẬT bản dưới THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (Trang 27)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2.2 Bối cảnh khu vực

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cục diện khu vực mới với sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ, sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự dính líu ngày càng sâu vào các vấn đề khu vực của các cường quốc trên thế giới mở ra thời cơ để các nước trong khu vực phát triển quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ cũng như với các cường quốc khác, tạo ra môi trường quốc tế rất thuận lợi cho tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, tiếp tục phát triển nhanh và năng động nhất thế giới, là nơi tập trung những nền kinh tế lớn. Hợp tác và liên kết kinh tế trong nội bộ khu vực và với bên ngoài diễn ra hết sức sôi động với xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh. ASEAN là khu vực đang phát triển khá sôi động và đang ở vị trí quan trọng trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Với vị trí địa chiến lược, Biển Đông tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình

Dương, nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, kết nối một vùng rộng lớn các nền kinh tế năng động. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đều là những nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Chính vì thế, cải cách kinh tế giúp Ấn Độ dễ dàng phát triển hợp tác với khu vực [43]. Việc Mỹ trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời thực hiện chiến lược “tái cân bằng” từ năm 2011 khiến khu vực Đông Nam Á hình thành cục diện “về kinh tế thì dựa vào Trung Quốc, về an ninh thì dựa vào Mỹ”. Với việc Trung Quốc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ngày càng tăng, trong đó sự phụ thuộc của các nước vào Trung Quốc lớn hơn nhiều so với sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các nước này. Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các biện pháp kinh tế để gây sức ép với các nước trong khu vực nếu các nước này tăng cường ủng hộ chiến lược xoay trục của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với động cơ được cho là để kiềm chế Trung Quốc trong tham vọng bá quyền khu vực của nước này [7, tr.32].

Cục diện chính trị - an ninh khu vực Đông Bắc Á chịu tác động bởi mối quan hệ giữa các cường quốc chủ chốt trên thế giới, trong đó có quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Với Mỹ, Đông Bắc Á có ý nghĩa đặc biệt khi tại đây có hai đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như tồn tại các vấn đề chứa đựng lợi ích của Mỹ. Quan trọng hơn, Đông Bắc Á là một trong những khu vực ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Với Trung Quốc, Đông Bắc Á là địa bàn truyền thống, là “sân nhà” mà Trung Quốc có thể phát huy tối đa vị thế của một cường quốc khu vực, từ đó vươn lên cường quốc toàn cầu. An ninh của khu vực Đông Bắc Á còn chứa đựng những nguy cơ gây mất ổn

định khác, như các tranh chấp chủ quyền giữa các quần đảo. Nói tóm lại, cục diện chính trị - an ninh tại khu vực Đông Bắc Á trong thời gian vừa qua đã ghi nhận nhiều diễn biến mới nhanh chóng và phức tạp. Các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những điều chỉnh về mặt đối ngoại theo hướng ngày càng chủ động hơn trong các công việc của khu vực và quốc tế, tích cực khẳng định vị thế trong quá trình định hình cấu trúc an ninh khu vực. Trong khi đó, quan hệ giữa các cường quốc tại khu vực cho thấy nhiều thay đổi quan trọng với các mặt cạnh tranh và hợp tác đan xen, tác động lớn đến sự vận động của cục diện chính trị - an ninh khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các “điểm nóng” trong khu vực vẫn là các thách thức hàng đầu đe dọa đến sự ổn định và hòa bình của khu vực. Có thể nói, những diễn biến mới diễn ra trên lĩnh vực chính trị - an ninh tại khu vực Đông Bắc Á thời gian qua đã có tác động sâu sắc đến mối quan hệ giữa các chủ thể trong khu vực, góp phần làm cho cục diện chính trị - an ninh Đông Bắc Á vận động theo những chiều hướng mới [27].

Đông Nam Á nhìn chung bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng và suy thoái bùng phát ở Hoa Kỳ đã giáng một đòn nặng nề vào uy tín và sức mạnh vượt trội của quốc gia này. Giảm vị trí tương đối của nó trong cán cân quyền lực trên thế giới. Nhiều đồng minh (như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) có quan hệ kinh tế chặt chẽ và sâu sắc với Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về kinh tế. Đây là cơ hội tốt để các nước đang phát triển trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc vươn lên trở thành cường quốc kiểm soát khu vực.

1.3 Chính sách của Việt Nam đối với Nhật Bản và chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam

* Chính sách của Việt Nam

Đối với Việt Nam, Nhật Bản đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính

sách đối ngoại cũng như chiến lược phát triển của quốc gia. Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất cả về vốn đăng ký và giải ngân, và là đối tác thương mại lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt đối với Nhật Bản, một quốc gia sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã không chỉ hồi phục mà còn trở thành cường quốc kinh tế của thế giới. Với tinh thần học tập Nhật Bản, Việt Nam đã tích cực sử dụng nguồn vốn ODA và áp dụng công nghệ của Nhật Bản vào các ngành.

Người Việt Nam vốn có khả năng tiếp thu cao nên việc chuyển giao công nghệ trong các dự án đạt hiệu quả cao. Nhờ có những phẩm chất tốt đẹp như ý thức trách nhiệm với sự nghiệp phát triển đất nước, trân trọng sử dụng trang thiết bị, đức tính kiên trì vượt khó và những nỗ lực của người dân Việt Nam mà nguồn vốn ODA của Nhật Bản đã được sử dụng hiệu quả, thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, sự hiện diện của Nhật Bản còn có ý nghĩa về mặt an ninh, giúp đảm bảo một môi trường quốc tế ổn định của khu vực, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang nổi lên trở thành một nền kinh tế mạnh, ngày càng muốn khẳng định vị trí và sức mạnh quyền lực. Trong chính sách khu vực, Việt Nam thể hiện sự coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước

ASEAN nhằm xây dựng một hàng rào chống lại mối đe dọa tiềm năng đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc cả về an ninh và kinh tế. Chiến lược hợp tác của Việt Nam với Nhật Bản cũng như các nước lớn khác là tạo sự cân bằng, phụ thuộc lẫn nhau nhưng không dựa quá nhiều vào bất kỳ bên nào [39].

Trên hết, quan hệ đối tác bền chặt giữa Nhật Bản và Việt Nam được củng cố bởi các tính toán kinh tế. Là một xã hội “siêu già”, với hơn 20% dân số trên 65 tuổi, cũng như dân số ngày càng giảm, Nhật Bản phải đối mặt với một tương lai kinh tế không chắc chắn. Dân số ngày càng thu hẹp đồng nghĩa với việc thị trường trong nước nhỏ hơn và lực lượng lao động giảm, sẽ có những tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ngược lại, dân số Việt Nam tương đối trẻ, điều này không chỉ hứa hẹn một nguồn cung lao động dồi dào mà còn là một thị trường mới đầy hứa hẹn cho các sản phẩm và công nghệ Nhật Bản. Là một quốc gia đang phát triển cố định trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển, Việt Nam có thể hưởng lợi từ các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Do đó, mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Việt Nam có thể sẽ tiếp tục do các đặc điểm bổ sung cho nền kinh tế của cả hai nước [51].

* Chính sách của Nhật Bản

Chính sách khu vực của Nhật Bản đang đối mặt với nhiều thách thức. Với một nền kinh tế phát triển chậm lại và sự thay đổi lãnh đạo thường xuyên sau hai thập kỷ mất mát kết quả đã khiến Nhật Bản gặp khó

khăn trong việc thực hiện những cam kết của mình ở Châu Á. Ở khu vực là sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc mới, những mâu thuẫn trong cam kết khu vực của Mỹ do hạn chế về ngân sách trong nước và quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra trong một khu vực thiếu khuôn khổ đa phương hiệu quả để hạn chế những nguy cơ về an ninh và các cuộc xung đột tiềm năng. Với không gian địa chính trị suy giảm ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản ngày càng hướng sang phía Nam, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và năm quan hệ đối tác chiến lược song phương với các thành viên ASEAN. Hướng Nam và xoay trục Đông Nam Á đã thể hiện các mục tiêu chính của chính sách đối ngoại dưới thời Shinzo Abe: Tái thiết nền kinh tế, an ninh hàng hải, và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Trong toàn khu vực, Nhật Bản coi Việt Nam là “đối tác chiến lược chia sẻ những lợi ích chung”.

Có thể nói, ngoại giao kinh tế là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản dành rất nhiều ưu đãi cho khu vực Đông Nam Á. Hội nhập ASEAN, một thị trường rộng lớn giúp Nhật Bản khôi phục nền kinh tế đang bị mắc kẹt trong tình trạng lạm phát với dân số ngày càng già hóa. Việt Nam, Thái Lan và Indonesia được xếp hạng đầu trong danh sách của các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế thu hút đầu tư với dân số đông, lực lượng lao động có tay nghề, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và đặc biệt là sự an ninh và ổn định. Hơn nữa Việt Nam được đánh giá là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, chống ô nhiễm môi trường, bệnh truyền nhiễm, và trong công tác xóa đói giảm nghèo…. Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội nhờ ODA của Nhật Bản đã khuyến khích Nhật Bản xem xét tăng ODA cho Việt Nam.

Đối với Nhật Bản, Việt Nam có một vị trí quan trọng cả về vị trí địa lý lẫn ngoại giao, và là nước có dân số đông thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, hỗ trợ Việt Nam thực hiện tái thiết đất nước và tăng trưởng kinh tế là sứ mệnh quan trọng của Nhật Bản [1]. Sau khi tái đắc cử năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố một chương trình kinh tế toàn diện mang tên “Abenomics” vào đầu năm 2013 với mục tiêu nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng GDP và nâng lạm phát lên mức 2%. Bên cạnh những tác động rõ ràng đối với sự phục hồi kinh tế Nhật Bản, chính sách Abenomics còn tạo được những ảnh hưởng tích cực đến quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Nhật Bản đã được Chính phủ hai nước vun đắp và phát triển trở thành đối tác chiến lược. Nhật Bản là nước viện trợ vốn ODA lớn nhất vào Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2013, Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam [20].

Tiều kết chương 1

Trong bối cảnh thế giới mới, đặc biệt là tình hình ở Đông Á, đã và đang tạo ra những cơ hội mới, song cũng đặt ra không ít thách thức cho quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Cần làm gì để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để đưa quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hơn. Hiện nay, Nhật Bản đang trong tiến trình cải cách, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ một nền công nghiệp hiện đại đã vào giai đoạn chín muồi sang nền kinh tế tri thức, cộng với tình trạng dân số già, thiếu lực lượng lao động sản xuất trong nước và nguồn tài nguyên làm gia tăng nhu cầu chuyển các ngành sản xuất giản đơn, đòi hỏi nhiều lao động, tài nguyên, các ngành công nghiệp phụ trợ sang các nước trong khu vực để tập trung các nguồn lực trong nước phát

triển nền kinh tế mới. Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lực con người dồi dào, lại đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nhiều công nghệ, vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý. Trong bối cảnh đó, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Nhật Bản là giải pháp vô cùng hữu hiệu để giải quyết các vấn đề của mỗi quốc gia. Mặt khác, trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi các nước ngày càng gia tăng ảnh hưởng, khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước còn có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng.

CHƯƠNG 2. TIẾN TRIỂN TRONG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE

Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Đáng chú ý, trong hơn 10 năm qua, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển rất mạnh mẽ, nhất là dưới thời kỳ chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Tất cả các số liệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân. Điều đó cho thấy quan hệ Việt – Nhật đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và khu vực rộng lớn hơn. Việc nâng tầm mối quan hệ hai nước từ “quan hệ đối tác chiến lược” đến “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” thể hiện sự tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa… Và chính các hiệp định, thỏa thuận được ký kết sẽ là tiền đề quan trọng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

2.1 Cơ sở pháp lý và thể chế của hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản Bản

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước thăng hoa trong mối quan hệ. Kể từ tháng 10 năm 2006, hai bên nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước hướng tới “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước tiến vững chắc qua những nấc thang quan trọng để trở thành đối tác chiến lược.

Năm 2006, lãnh đạo hai nước đã quyết định chính thức thành lập Ủy

Một phần của tài liệu QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – NHẬT bản dưới THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (Trang 27)