6. Cấu trúc khóa luận
2.2.1 Hợp tác thương mại và đầu tư dưới thời thủ tướng Shinzo Abe
2.2.1.1 Về thương mại
Nhật Bản là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều
giữa Việt Nam và Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện,…. Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, sắt thép & sản phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất dẻo. Tính chung kim ngạch nhập khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản [34].
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2012-2016 (tỷ USD)
2012 2013 2014 2015 2016 0 2 4 6 8 10 12 14 16 13.05 13.63 14.69 14.13 14.67 11.60 11.61 12.93 14.36 15.06
Xuất khẩu Column1
Nguồn: Tổng cục hải quan
Với đặc điểm trình độ kinh tế và thế mạnh hàng hóa khác biệt, cơ cấu
mặt hàng của hai nước có sự bổ sung cho nhau, theo đó, Nhật Bản có thế mạnh về các mặt hàng công nghệ cao, máy móc thiết bị trong khi Việt Nam có lợi thế về nhóm hàng nông lâm thủy sản và công nghiệp nhẹ. Sự bổ sung đó giúp quan hệ thương mại tạo thế đôi bên cùng có lợi, hạn chế cạnh tranh trực tiếp và dễ tìm được tiếng nói chung hơn trong các thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, nếu trong quan hệ thương mại với các nước có kinh tế phát triển như Hoa Kỳ và EU, Việt Nam thường ở thế xuất siêu thì gần đây, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản lại nghiêng về nước bạn. Dệt may, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản.
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2017-2020 (tỷ USD)
2017 2018 2019 2020 15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5 16.86 18.85 18.50 17.50 16.89 19.01 17.74 18.40
Xuất khẩu Nhập khẩu
Nguồn: Tổng cục hải quan
Ngoài ra, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Hàn Quốc cũng một phần tác động đến cán cân thương mại. Lũy kế đến tháng 5/2017, Hàn Quốc dẫn đầu về FDI vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 57,27 tỷ USD Mỹ, đứng thứ hai là Nhật Bản với 40,69 tỷ USD, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 8 với khoảng 12 tỷ USD. Tính đến nay, mặc dù đang có xu hướng giảm dần để chuyển sang lĩnh vực bất động sản, du lịch… nhưng vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam. Hoạt động chế biến, lắp ráp và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản góp phần làm tăng nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị phụ tùng và nguyên vật liệu từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời làm cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giảm dần tính bổ sung rõ ràng so với trước đây. Có hai hiệp định thương mại (FTA) lớn tác động đến thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Trong khuôn khổ Hiệp định VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, Ở chiều ngược lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cắt giảm thuế quan mạnh nhất [40].
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2018; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018, nhập khẩu của
Việt Nam từ Nhật Bản năm 2019 đạt 19,5 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2018. Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản khoảng 722 triệu USD. Năm 2019, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản chiếm 7,7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới [45]. Những tháng đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản nằm trong gam màu chung tương đối trầm lắng, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản bị sụt giảm, trong khi nhập khẩu cũng chỉ có mức tăng nhẹ [50].
Cùng với chiến lược bảo vệ vị thế ở châu Á của Nhật Bản, triển vọng thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản cơ bản sẽ vận động theo chiều hướng tích cực trong thời gian tới. Hợp tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam cũng tiếp tục được mở rộng, tập trung vào các lĩnh vực hương mại, viện trợ và đầu tư. Về thương mại, kim ngạch thương mại song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam tăng từ 25 tỷ USD năm 2014 lên 37,87 tỷ USD năm 2018. Mặc dù kim ngạch thương mại Nhật – Việt vẫn chưa ngang bằng với 100 tỷ kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam [23].
2.2.1.2 Về đầu tư
Với thế mạnh về khoa học công nghệ, Nhật Bản là một trong những dòng vốn quan trọng, đóng góp vào quá trình chuyển dịch kinh tế của Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản cũng góp phần hình thành các chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ toàn cầu cho Việt Nam. Mối quan hệ bổ trợ giữa 2 quốc gia góp phần tạo điều kiện và dư địa hợp tác trong tương lai cho các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và lao động. Trong khi vốn FDI Hàn Quốc tập trung lớn nhất tại Bắc Ninh, Thái
Nguyên và Hải Phòng; thì vốn FDI Nhật Bản tập trung lớn tại Thanh Hóa (với 12.5 tỷ USD đăng ký còn hiệu lực), Hà Nội (10.9 tỷ USD), và Bình Dương (5.1 tỷ USD). Trong khi đó, có một số địa phương mặc dù không nằm trong Top tỉnh thành thu hút FDI Nhật Bản nhưng lại có 1 số dự án cá biệt quy mô vốn bình quân lớn. Nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam từ sớm, không chỉ trong công nghiệp, các nhà đầu tư Nhật cũng thâm nhập vào các lĩnh vực khác như bán lẻ, thực phẩm… với các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ [47].
Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu cho Việt Nam với tổng giá trị khoảng 25 tỷ USD và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến tháng 8 năm 2012, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký của các nhà đầu tư Nhật Bản đạt 28,3 tỷ USD vào 1.730 dự án [42]. Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam [36]. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%. Điều này cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao [33]. Nhật Bản đã dành cho Việt Nam vị trí ưu tiên cao nhất trong chính sách ODA của mình. Ngay cả khi tổng ngân sách ODA của Nhật Bản bị cắt giảm vì những lý do kinh tế trong nước, thảm họa thiên nhiên…, thì ODA dành cho Việt Nam vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn tăng lên. Ví dụ, năm 2011, trong bối cảnh phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề của trận động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ngày 11/3, ngân sách ODA của Nhật Bản phải cắt giảm mạnh để phục vụ cho nhu cầu tái thiết các khu vực bị thiệt hại sau thảm họa kép đó, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn tăng mạnh và đạt tới mức kỷ lục chưa từng có trước đó (275 tỷ yên, tương đương 3,4 tỷ USD) [11, tr.9].
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (1992), Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Tính lũy kế đến năm 2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên, chiếm trên 40% tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Các chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm vào 5 lĩnh vực chính: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.
Bảng 2.1. ODA Nhật Bản cho Việt Nam (2010-2020)
Đơn vị: tỷ USD
Năm ký kết Tổng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi
Viện trợ Vay ưu đãi Vay vốn ODA 2012 5938,27 437,17 100 5401,1 2013 6853,83 390,88 410 6043,95 2014 4450,78 224,99 4225,79 2015 3972,15 58,07 536,31 4978,89 2016 5555,574 40,374 536,31 4978,89 2017 3640.09 0,09 3640 2018 2001,1 2001,1
2019 463 463
20/3/2020 105 105
Nguồn: Tạp chí Tài chính
Một số nhóm dự án từ nguồn vốn ODA Nhật Bản có thể kể đến như sau:
_Dự án tăng cường mạng lưới giao thông vận tải. Nhật Bản đã hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam lập kế hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, có thể kể đến một số dự án nổi bật được kể đến như cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất Bắc-Nam, dự án xây dựng đường vành đai 3 (Hà Nội), Đại lộ Đông-Tây (TP. Hồ Chí Minh), nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường sắt nội đô tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hầm qua đèo Hải Vân, dự án cầu Nhật Tân-cây cầu hữu nghị Việt-Nhật… Ngoài ra, các dự án phát triển nguồn nhân lực cũng được triển khai để cải thiện an toàn và chất lượng dịch vụ giao thông đô thị.
_Dự án phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng thu hút đầu tư
nước ngoài: Nhật Bản đã tiến hành dự án “Nghiên cứu chính sách phát
triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường ở Việt Nam” cùng với những hỗ trợ về phần cứng như xây dựng đường xá, cảng, cầu…
_Dự án thu hẹp khoảng cách giàu nghèo thông qua phát triển nông
nghiệp và địa phương: “Dự án Thủy lợi Phan Rang”, “Dự án phát triển cơ
sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo” và “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn”… đã góp phần giúp Việt
Nam xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền [29].
Vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển hiện đã dần dần giảm xuống, điều kiện vay ưu đãi ngày càng trở nên khắt khe hơn. Cụ thể thì từ sau năm 2013, nguồn vốn ODA từ Nhật Bản đã giảm mạnh từ 6,8 tỷ USD xuống còn 3,9 tỷ USD năm 2015 và xuống mức 2 tỷ USD năm 2018.
2.2.2. Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác
2.2.2.1 Hợp tác công nghiệp
Nhật Bản là đối tác quan trọng trong quá trình Việt Nam phát triển ngành công nghiệp. Nhiều dấu ấn rõ nét của Nhật Bản đó là mô hình 5S, 3S… Tuy nhiên, giá trị gia tăng do Nhật Bản đóng góp trong xuất khẩu sản phẩm ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam vẫn chậm cải thiện. Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản được bắt đầu vào năm 2011, với mục đích phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp mà Việt Nam có tiềm năng và các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Trong đó, ưu tiên 6 ngành chế biến nông thủy sản; máy nông nghiệp; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô; điện tử; đóng tàu. Đến năm 2015, tất cả các Kế hoạch hành động để phát triển 6 ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, đến năm 2017, có ít nỗ lực để thực hiện các Kế hoạch hành động. Và đến năm 2018 thì các nỗ lực ấy được nối lại khi cả hai bên thúc đẩy đổi mới hợp tác công nghiệp. Trong hợp tác công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, nội dung quan trọng chính là thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Điều này được thông qua trong việc phát triển nguồn nhân lực và thúc
đẩy liên kết giữa các công ty Nhật Bản và Việt Nam như cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp hỗ trợ. Chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, giá trị gia tăng do Nhật Bản đóng góp trong xuất khẩu sản phẩm ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam vẫn chậm được cải tiến. Đặc biệt, chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp (DN) Nhật Bản cho Việt Nam còn khiêm tốn so với kỳ vọng [24].
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản [25]. Các mặt hàng chính được xuất khẩu sang Nhật Bản bao gồm: Dây đánh lửa, và các bộ dây khác loại sử dụng cho xe có động cơ, máy bay hoặc tàu thuyền, Tôm shrimps và tôm prawn khác, Gỗ nhiên liệu, gỗ từ cây không thuộc loại lá kim, đồ nội thất bằng gỗ, thực phẩm chế biến từ tôm ( không đóng hộp kín khí ), hộp số và các bộ phận của phương tiện vận tải, Mặt ngoài các sản phẩm da ( bằng plastic hoặc vật liệu dệt ), cà phê chưa rang, chưa khử chất ca phê in, áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác từ vật liệu dệt khác hoặc dệt kim, áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác từ bông, dệt kim, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp, từ vải dệt vòng lông hoặc các loại vải dệt vòng lông tương tự, từ sợi bông, quần dài và quần sóc nam từ sợi tổng hợp, không dệt kim, giày dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, áo chui đầu, áo len và các loại tương tự từ sợi nhân tạo, dệt kim, bao và túi (kể cả loại hình nón) từ polyme etylen.
Bên cạnh những nhóm hàng về khoáng sản và nhiên liệu thì các nhóm hàng khác có thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản như dây điện và dây cáp điện, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm, hàng dệt may…. Mặc dù vậy, nhìn chung thị trường đồ gỗ Nhật Bản vẫn rất nhiều tiềm năng. Hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật Bản với kim