Cơ sở pháp lý và thể chế của hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – NHẬT bản dưới THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1 Cơ sở pháp lý và thể chế của hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

2.1 Cơ sở pháp lý và thể chế của hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản Bản

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước thăng hoa trong mối quan hệ. Kể từ tháng 10 năm 2006, hai bên nhất trí xây dựng quan hệ giữa hai nước hướng tới “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước tiến vững chắc qua những nấc thang quan trọng để trở thành đối tác chiến lược.

Năm 2006, lãnh đạo hai nước đã quyết định chính thức thành lập Ủy ban Hợp tác Nhật – Việt và khai mạc phiên đầu tiên vào tháng 5 năm 2007. Tháng 1 năm 2007, đàm phán chính thức về Hiệp định đối tác kinh tế Nhật – Việt (VJEPA) được khởi động, tháng 12 năm 2008, Hiệp định được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2009. Tháng 12 năm 2008, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật bản cũng đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ…. Việc nâng tầm mối quan hệ hai nước từ “quan hệ đối tác chiến lược” đến “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” thể hiện sự tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Và chính các hiệp định, thỏa thuận được ký kết sẽ là tiền đề quan trọng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

Nhật Bản và Việt Nam xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở lợi ích của cả hai quốc gia và vì sự phát triển, ổn định của cả khu vực. Trong thời gian qua cả hai nước đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ đối tác

chiến lược này. Một tháng sau Tuyên bố chung về “hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, tháng 11 năm 2006, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Abe, lãnh đạo hai nước đã quyết định chính thức thành lập Ủy ban Hợp tác Nhật – Việt. Tháng 5 năm 2007, Ủy ban Hợp tác Nhật – Việt đã khai mạc tại Tokyo và hàng năm được luân phiên tổ chức tại hai nước. Đến nay, tổ chức này đã tiến hành 6 phiên họp và góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng. Cũng sau Tuyên bố năm 2006, từ tháng 1 năm 2007, đàm phán chính thức về Hiệp định đối tác kinh tế Nhật – Việt (VJEPA) đã được khởi động. Trải qua nhiều vòng đàm phán trong hai năm, ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Tokyo, Hiệp định VJEPA đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2009. Sự ra đời của Hiệp định VJEPA mở ra triển vọng phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản đã cùng xây dựng và thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tháng 12 năm 2008, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật bản cũng đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Các hiệp định, thỏa thuận đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước [10].

Tháng 11 năm 2007, hai nước ký Tuyên bố chung “làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Tháng 4 năm 2009, hai bên đã ra tuyên bố chung, khẳng định xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tháng 10 năm 2010, lãnh đạo hai nước ra Tuyên bố

chung về “Thúc đẩy toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tháng 10 năm 2011, tuyên bố chung về “Triển khai hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” được ký kết. Tháng 3 năm 2014, trong chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới thành “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Trên cơ sở các tuyên bố chung, rất nhiều hoạt động hợp tác cụ thể giữa hai bên được thực hiện trong giai đoạn này [14].

Năm 2015, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra “Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”. Gần đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Trần Đại Quang (tháng 5/2018), hai bên đã khẳng định sẽ tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện và hiệu quả.

Ngày 22/7/2020, Nhật Bản đơn phương áp dụng quy chế Residence Track cho phép nhập cảnh Nhật Bản số lượng giới hạn các đối tượng cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác [41].

Một phần của tài liệu QUAN hệ KINH tế VIỆT NAM – NHẬT bản dưới THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w