PHẦN III KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề một HƯỚNG TIẾP cận tác PHẨM văn học TRUNG đại ở TRƯỜNG THCS (Trang 37 - 39)

Trên đây là một số vấn đề về việc áp dụng nguyên tắc lịch sử vào dạy các tác phẩm văn học viết trung đại dạy trong chương trình THCS. Chuyên đề này không đề cập đến những vấn đề thuộc vào phương pháp giảng dạy cụ thể, cũng không phải là những vấn đề thuộc riêng về nội dung giảng dạy của chương trình văn học trung đại THCS. Nguyên tắc lịch sử bản thân nó không phải là một phương pháp

dạy học văn cụ thể, giống như các phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, vấn đáp, giảng bình hay nêu vấn đề. Nguyên tắc lịch sử đóng vai trò như một nguyên tắc dạy học áp dụng trong việc nghiên cứu, phân tích hay dạy học văn nói chung. Có nghĩa là, nó giống như một yêu cầu bắt buộc, một thước đo nhất thiết mỗi giáo viên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và giảng dạy văn học phải lấy đó làm cơ sở đánh giá, xem xét tác phẩm, một tiêu chí bắt buộc với mỗi khi ta đánh giá tác phẩm. Nói một cách ngắn gọn nó đúng là một “nguyên tắc” của việc dạy học văn mà không thể không theo và không áp dụng.

Việc sử dụng nguyên tắc này rõ ràng không thể nói là cụ thể dùng khi nào, bằng cách nào, thao tác ra sao. Bởi lẽ nó xuyên suốt quá trình giáo viên và học sinh tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm từ bước chuẩn bị đến khâu lên lớp, giảng bài nó thường trực trong suốt quá trình tiếp cận tác phẩm.Chỉ có thể nói nguyên tắc này sẽ được thông qua sự phát huy, thông qua sự giảng bình của giáo viên, qua cách nêu câu hỏi, đặt tình huống đối với học sinh.

Nguyên tắc này luôn đòi hỏi môi giáo viên phải nhớ đến nó như là một yêu cầu, một tiêu chí trong phương pháp đánh giá tác phẩm văn học, vận dụng nó một cách linh hoạt và hợp lí trong tiến trình bài giảng. Có như vậy mới hy vọng thu hút được học sinh học văn và nâng cao được chất lượng chung.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tam Dương, ngày 28 tháng 2 năm 2014

Người viết

Nguyễn Thị Tú Nhật

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề một HƯỚNG TIẾP cận tác PHẨM văn học TRUNG đại ở TRƯỜNG THCS (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w