Sự ra đời của dòng văn học viết dân tộc: Về thời điểm, hiện chưa có một mốc thời gian cụ thể cho sự ra đời của dòng văn học Việt Nam ( như đã nói ở trên). Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Thời điểm đó phải được đánh giá bằng sự kiện đất nước ta giành lại nền độc lập sau gần một thế kỉ bị nô lệ, bắt đầu từ thế kỉ thứ X, mà vẫn chứng hùng hồn của nó là các tác phẩm của các học giả, tri thức, nhà sư thời Ngô-Đinh -Tiền - Lê, đặc biệt là vào thời Lý. Bước tiến nghệ thuật này cũng đi đôi với việc văn học giai đoạn đầu luôn đề cao, khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
Sự xuất hiện của các thể loại văn học dân tộc trong bối cảnh nền độc lập dài lâu và ý thức dân tộc ngày càng phát triển theo chiều sâu:
Ngay từ Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, khi bước đầu sử dụng chữ Nôm vào sáng tác thơ văn, đưa vào tác phẩm những sáng tạo mang tính dân tộc. Đó là việc ra đời
và phát triển của những câu thơ 6 chữ ( xen lẫn trong bài thơ thất ngôn Đường luật ). Đây có thể coi là yếu tố ban đầu của ý thức dân tộc hoá trong thể loại sáng tác thơ văn.
Càng về sau, ý thức này ngày càng được nâng cao khi hàng loạt các thể thơ dân tộc được đưa vào sáng tác như: thể thơ lục bát truyền thống, thể nhất ngôn bát cú, thể hát nói. Hơn thế còn xuất hiện các thể loại mới do sự kết hợp các thể loại văn học dân tộc mà tiêu biểu là Truyên Nôm. Có thể kể ra đây các sáng tác tiêu biểu, đánh dấu bước tiến quan trọng của nghệ thuật sáng tác trên con đường thoát li dần ảnh hưởng của phương thức sáng tác vay mượn từ Trung Quốc:
- Về thơ lục bát: tiêu biểu nhất là tập Thiên Nam ngữ lục và thơ Nguyễn Du
- Thể thơ song thất lục bát: Chinh Phụ Ngâm ( Đoàn Thị Điểm ), Văn tế thập loại chúng sinh ( Nguyễn Du).
- Thể hát nói: Tiêu biểu nhất là tác phẩm của Nguyễn Công Trứ.
- Thể truyện Nôm: Với nhiều tác phẩm như Thạch Sanh, Hoa tiên, Song linh bất dạ (Khuyết danh), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu ..., đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Sự phát triển của nghệ thuật đặt trong xu thế phát triển của lịch sử văn học dân tộc:
Có thể coi tất cả các thành tựu vừa kể trên đều thuộc những thành tựu của nền văn học dân tộc trong tiến trình phát triển 10 thế kỉ của mình. Bên cạnh đó, còn có thể kể ra đây một số tác phẩm, một số thành tựu được coi là bước tiến của lịch sử văn học dân tộc xét trên góc độ nghệ thuật sáng tác .
Sự ra đời của thể loại truyện ngắn truyền kì với tác phẩm tiêu biểu “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ thế kỉ XVI. Đây là một tập truyện rất có giá trị không chỉ về mặt nội dung mà về cả mặt nghệ thuật, nó đánh dấu bước tiến của văn học dân tộc khi lần đầu tiên một nhà văn dùng thể văn xuôi chữ Hán sáng tác các truyện ngắn truyền kì. Không chỉ coi đây chỉ là những ghi chép thuần tuý các câu chuyện đã được lưu truyền mà ở đây, trong mỗi tác phẩm, sự sáng tác của tác giả là rất lớn, rất quan trọng .
Sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết chương hồi với tác phẩm tiêu biểu Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái đầu thế kỉ XIX .
Sự xuất hiện của các khúc ngâm, một thể loại độc đáo của văn học dân tộc, với các tác phẩm tiểu biểu Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm.
Sự xuất hiện của các truyện thơ lục bát ( truyện nôm) với các tác phẩm khuyết danh và có tác giả mà đỉnh cao là Truyện Kiều .
Chương III: VÍ DỤ MINH HỌA:
Áp dụng vào một số tác phẩm được dạy trong chương trình ta có thể thấy rất rõ giá trị của tác phẩm khi dặt trong mối quan hệ với xu thế lịch sử của thời đại.
1. Ví dụ như ở "Chuyện Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
Vận dụng nguyên tắc lịch sử vào dạy tác phẩm ta có thể tiến hành dưới hình thức những câu hỏi sau:
* Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Xã hội phong kiến Việt Nam đi vào thời kì thoái trào, tư tưởng phong kiến không còn được tôn trọng, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến xảy ra liên miên, đời sống nhân dân cực khổ.
* Đề tài tác phẩm được xây dựng như thế nào? Nó có bám sát những sự kiện lịch sử đương đại không ?
-Đề tài đựoc phản ánh dưới dạng gián tiếp: Mượn truyện nôm khuyết danh để nói về hiện thực cuộc sống- thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho con người.
*Vấn đề mà tác phẩm đề cập có phải là vấn đề mang tính thời sự, nổi cộm nhất của lịch sử đương đại không?
-Tác phẩm đã phản ánh kịp thời những vấn đề nổi cộm của xã hội lúc đó:
+ Chiến tranh loạn lạc gây đau khổ cho con người
+ Lễ giáo phong kiến bất công, người đàn ông có nhiều quyền hành ruồng rẫy người phụ nữ đẫn đến cái chết oan khuất.
*Cách giải quyết những vấn đề nêu trên của Nguyễn Dữ có phù hợp với xu thế phát triển của thời đại không?
- Nguyễn Dữ đã có cách giải quyết hợp lí, sáng tạo, tính nhân đạo: kết thúc tác phẩm Vũ Nương trở về trong chiếc kiệu về giữa dòng sông lúc ân, lúc hiện
nhưng lại không để nàng quay trở về cuộc sống nơi trần gian, mặc dù trước đó, khi Vũ Nương trò chuyện cùng Phan Lang, ông đã để cho Vũ Nương nói rõ quyết tâm trở về để chăm sóc phần mộ cha mẹ chốn trần gian. Lối giải quyết này thể hiện rõ cái nhìn vừa nhân đạo(chứng tỏ Vũ Nương còn sống- nỗi oan đã được giải), vừa thể hiện rõ cái nhìn rất hiện thực, tố cáo sâu sắc hiện thực (lỗi lầm của Trương Sinh, hậu quả của lễ giáo phong kiến hà khắc đã gây nên cái chết của Vũ Nương là không thể tha thứ).
Tương tự như vậy khi vận dụng nguyên tắc lịch sử vào đánh giá nghệ thuật tác phẩm học sinh có thể chỉ ra những nét độc đáo về nghệ thuật:
- Thể loại truyền kì- đánh dấu bước tiến của nền văn học dân tộc khi lần đầu tiên nhà văn dùng thể văn xuôi chữ hán sáng tác truyện ngắn truyền kì.
-Nghệ thuật kể truyện sinh động, sáng tạo tình huống,kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường...
2. Trong " Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"- Phạm Đình Hổ.
*Tính lịch sử thể hiện trong đề tài tác phẩm là gì?
Tác giả đã phản ánh lối sống xa xỉ vô độ và hành vi nhũng nhiễu bạo ngược của chúa Trịnh cùng các quan trong phủ.
* Đây có phải là vấn đề mang tính thời sự nổi cộm không?
- Cụ thể bức tranh đời sống được phản ánh qua những chi tiết nói về việc xây đắp đền đài liên tục khắp nơi vô cùng tốn kém, các cuộc vui chơi cầu kì với qui mô rầm rộ diễn ra thường xuyên, thói quen mặc sức thu nạp của quí hiếm trong nhân gian của chúa và các hoạn quan. Ở đây vận dụng nguyên tắc lịch sử để khai thác ta sẽ thấy nét chân thực về bức tranh đời sống được phản ánh qua những chi tiết được ghi chép bằng những số liệu cụ thể, có mục đích rõ ràng theo thời gian, không gian xác định, tên con người, địa danh xác thực. Các sự kiện được kể
tường tận, tỉ mỉ như mắt thấy tai nghe một cách trọn vẹn, có giá trị là những tư liệu lịch sử quí giá.
3. "Hồi thứ 14- Hoàng Lê Nhất thống chí"- Ngô Gia văn phái.
* Bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh qua đoạn trích này là gì ?
- Tác giả kể về cuộc hành quân ra Bắc lần thứ ba của Nguyễn Huệ đánh đuổi hai mươi chín vạn quân Thanh. Vấn đề đặt ra trong đoạn trích là việc vua Lê Chiêu Thống đưa quân Thanh vào nước ta, âm mưu đánh đuổi Tây Sơn.
* Cách giải quyết vấn đề của tác giả có phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử không?
-Với vấn đề này, các sử gia và nhà nho phong kiến bị đặt trước một tình huống khó xử: theo ai và ủng hộ ai? Theo Lê Chiêu Thống và tán thành hành động của ông ta? Hay theo Nguyễn Huệ, ủng hộ việc ông lên ngôi đánh giặc? Sự lựa chọn này biểu hiện cho cuộc dấu tranh giữa hai quan niệm: quan niệm trung quân mù quáng và quan niệm sáng suốt đặt quyền lợi dân tộc và nhân dân lên trên hết. Trong trường hợp này, các tác giả của truyện đã chọn thái độ: ca ngợi Nguyễn Huệ (về tài năng, tính cách, khí phách anh hùng), ban đầu là thông qua lời người cung nhân, về sau, thái độ này bộc lộ trong cách miêu tả các hành động của ông. Họ (các tác giả) vốn là những bề tôi thân thiết (hoặc có quan hệ gắn bó) với chế độ vua Lê-
chúa Trịnh, thế nhưng trong đoạn trích này, họ đã không hề có thái độ phản đối hành động lên ngôi của Nguyễn Huệ (một hành động mà theo lễ giáo truyền thống được coi là phản nghịch, tiếm quyền). Điều này thể hiện rất rõ trong cách xưng hô khi tác giả của truyện gọi Nguyễn Huệ là vua Quang Trung suốt từ sau việc ông lên ngôi vua, không hề có lối gọi tên tục thông thường, nó thể hiện rất rõ sự tôn trọng của các nhà văn đối với ông. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử khi đó, có thể đánh giá cách giải quyết của các nhà văn với sự việc Nguyễn Huệ lên ngôi là rất sáng suốt, rất tiến bộ, thuận theo quy luật phát triển của lịch sử.
* Bước tiến mới về nghệ thuật của tác phẩm ở đây là gì?
-Sự xuất hiện của tiểu thuyết chương hồi( thể chí), mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc và họ đã đạt được những thành công qua (Tam quốc chí,Thuỷ hử, ….) nhưng ở Việt Nam đến “ Hoàng Lê nhất thống chí” thể loại này mới xuất hiện
, đánh dấu bước phát triển của văn chương nước nhà.
4.Tương tự như trên, với Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Vấn đề được phản ánh trong tác phẩm là gì?
- Tác phẩm đã phản ánh cuộc đời đau khổ của Kiều. Kiều thuỷ chung, hiếu thảo, tài đức vẹn toàn nhưng phải chịu sự chà đạp thô bạo,bị xúc phạm ghê gớm, bị vùi dập thảm thương ….
* Vấn đề đó có mang tính thời sự không?
-Vấn đề về bi kịch của con người, ước mơ về tình yêu, hạnh phúc; ước mơ về tự do công lí…Tất cả được đặt ra một cách ghê gớm, nói như Xuân Diệu “vấn đề mà Nguyễn Du đặt ra trong tác phẩm như lửa châm nhà cháy ,như chuông treo trên đầu sợi chỉ mảnh sắp đứt, như thòng lọng xiết vào cổ người.”
* Cách giải quyết vấn đề của tác giả có phù hợp với xu thế lịch sử không?
- Với việc lý giải cuộc đời đầy đau khổ của Thuý Kiều bên cạnh những điểm tiến bộ thì Nguyễn Du không tránh khỏi những hạn chế đó là việc ông lí giải nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của Kiều là tại trời, tại số phận-“ Mới hay muôn việc tại trời”. Hạn chế đó của ông có thể đánh giá là sự hạn chế về mặt tư tưởng, hạn chế của thời đại.
Trên đây là một số vấn đề khi áp dụng nguyên tắc lịch sử vào việc đánh giá cách lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề của các tác giả văn học.