Chương IV: GIẢI PHÁP MỚ I:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề một HƯỚNG TIẾP cận tác PHẨM văn học TRUNG đại ở TRƯỜNG THCS (Trang 33 - 37)

1- Văn học Trung đại ra đời cách đây nhiều thế kỷ các yếu tố về lịch sử, văn hóa, quan niệm thẩm mỹ thời xưa và nay có nhiều sự khác biệt vì vậy khi tiếp cận

, đánh giá phân tích tác phẩm phải luôn gắn với bối cảnh ra đời của tác phẩm. Giáo viên phải là người nắm chắc những yếu tố liên quan đến giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm vận dụng khéo léo các phương pháp, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm.

2- Khai thác tác phẩm cụ thể, sâu sắc cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên trong giờ dạy phải vận dụng tối ưu những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng kiểu bài.

3 -Thiết lập mối quan hệ biện chứng giữa ba chủ thể nhà văn- nhà giáo- học sinh. Trong đó giáo viên là người chủ đạo tổ chức thiết kế các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh chủ động tích cực chiếm lĩnh tác phẩm trên cơ sở hướng dẫn của thầy.Tác phẩm văn học luôn là đề án mở, do đó quá trình chiếm lĩnh tác phẩm là quá trình vận động bên trong của bản thân chủ thể tiếp nhận, điều đó có nghĩa là khi phân tích tác phẩm cả giáo viên và học sinh phải thực sự sống cùng tác phẩm, vui cái vui cùng nhân vật, đau nỗi đau của nhân vật, những ước muốn, những khát khao…

4 - Phân loại đối tượng học sinh ( giỏi, khá, trung bình) để lựa chọn mức độ kiến thức cho phù hợp nhưng trên cơ sở phải đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.

5 - Vận dụng nguyên tắc lịch sử trong phân tích, tìm hiểu tác phẩm cũng đồng nghĩa với việc vân dụng nguyên tắc này khi kiểm tra đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới về các mức độ chuẩn kiến thức ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng phân tích, đánh giá, sáng tạo), mức độ về kĩ năng( vận dụng được, vận dụng thành thạo. sáng tạo).

6 - Xây dựng những chuyên đề về vấn đề văn học sử thời kì Trung đại đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để học sinh có điều kiện nắm chắc hơn kiến thức về giai đoạn văn học này.

7- Khuyến khích học sinh sưu tầm và nghiên cứu tài liệu ,đặc biệt là kiến thức phần văn học sử thuộc giai đoạn văn học Trung đại để các em chủ động nắm bắt kiến thức mới.

8-. Coi trọng kết quả kiểm tra đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới KTĐG trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, chú trọng kiến thức mở rộng nâng cao đối với học sinh giỏi từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp và xây dựng kế hoạch cho nội dung phần kế tiếp.

9- Tích hợp với môn lịch sử trong quá trình giảng dạy ở mức độ phù hợp để học sinh có điều kiện hiểu rộng,sâu về tác phẩm.

10- Sử dụng triệt để các phương tiện ,vận dụng linh hoạt các kĩ thuật day học mới để tổ chức thiết kế các hoạt động học tập của học sinh phát huy tính chủ động tích cực của người học.

11- Chú trọng rèn kĩ năng nghe- nói - đọc –viết cho học sinh.

12 - Tuy nhiên khi vận dụng nguyện tắc lịch sử trong việc khai thác tác phẩm phải linh hoạt để không làm mất đi những nét đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn chương, không biến tác phẩm thành một bài học lịch sử khô khan cứng nhắc. Phải chú ý đến qui luật tiếp nhận văn chương, gọi ra được cái hồn vía của tác phẩm, tác động sâu sắc đến nếp nghĩ,cách nhìn, tư tưởng tình cảm của người tiếp nhận… có như vậy hiệu quả giáo dục mới đáp ứng được những yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của ngành.

13- Qua nghiên cứu vận dụng nguyên tắc lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học Trung đại đúc rút cho tôi những bài học kinh nghiệm trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và văn học Trung đại Việt Nam nói riêng. Giáo viên có thêm cách thức nghiên cứu tìm hiểu vấn đề văn

học từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học .

Khi khai thác chú ý vân dụng tối ưu phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp đặc trưng bộ môn.

Xác lập mối quan hệ biện chứng giữa 3 chủ thể nhà văn- nhà giáo- học sinh. Luôn coi tác phẩm văn học là một đề án mở để người dạy và người học cùng chiếm lĩnh, khám phá tác phẩm.

Luôn có cái nhìn xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát triển của văn học Trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung để thấy được những điểm chung, riêng, mối quan hệ kế thừa và phát triển của từng giai đoạn, từng thời kì để có cái nhìn đầy đủ sâu sắc về diện mạo nền văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề một HƯỚNG TIẾP cận tác PHẨM văn học TRUNG đại ở TRƯỜNG THCS (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w