6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Tác động đến thế giới
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Nhìn tổng thể, tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất bị giảm suất sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm vì hai nền kinh tế này chiếm đến 40%GDP toàn cầu.[1, tr.108] Mặt khác, nhiều nền kinh tế châu Á, nơi phân bổ các chuỗi sản xuất toàn cầu đến Trung Quốc cũng chịu thiệt hại. Các đòn thuế quan trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến xu hướng các doanh nghiệp của hai quốc gia nhập ít hàng hóa của nhau hơn đặt
ra nhu cầu tìm thị trường thay thế để né tránh thuế quan tạo cơ hội cho các nước thứ ba hưởng lợi. Theo số liệu tổng hợp bởi Sở ngoại vụ Tiền Giang, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc trong 6 tháng
đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 được ghi nhận như sau: Mexico 10,6 tỷ
USD, Pháp 4 tỷ USD (sang Trung Quốc là 1,5 tỷ USD), Hà Lan 3,1 tỷ USD (sang Trung Quốc là 0,6 tỷ USD), Ấn Độ 2,6 tỷ USD (sang Trung Quốc là 1,4 tỷ USD), Hàn Quốc 3,8 tỷ USD, Nhật Bản 2,7 tỷ USD, Việt Nam 7,7 tỷ USD, Đài Loan 4,4 tỷ USD, Australia sang Trung Quốc là 5,7 tỷ USD.[10] Cạnh tranh kinh tế cũng đã tác động trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp của các nền kinh tế lớn, bởi một thực tế các công ty ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác đều cần tới Trung Quốc do hiện không có quốc gia nào có thể thay thế nước này về khả năng sản xuất, quy mô cũng như giá cả. Mặc dù thỏa thuận đình chiến gần đây đã giúp 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc tránh bị Mỹ đánh thuế, nhưng các mức thuế trước đây vẫn được giữ nguyên và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy thương chiến Mỹ - Trung Quốc sẽ nhanh chóng kết thúc. Chính sự bế tắc này kiến rất nhiều doanh nghiệp khó có thể vạch ra các đường lối chiến lược cho việc tìm nguồn cung ứng năng động và hiệu quả.[1, tr.109] Trong đó, sự suy yếu về đầu tư làm giảm chi tiêu, làm xáo trộn thị trường tài chính và chậm đi tăng trưởng kinh tế toàn cầu… là những hậu quả nghiêm trọng có thể nhìn nhận ngay trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thương mại này nổ ra.
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo từng cảnh báo, mặc dù thế giới có thể đạt nhịp độ tăng trưởng mạnh trong những năm 2018 và 2019, xong tiến bộ quan trọng này có thể nhanh chóng bị tổn hại nếu các chính phủ chỉ dựa vào các chính sách thương mại hạn chế, đặt biệt các biện pháp trả đũa thương mại leo thang không thể kiểm soát nổi.[21] Phân tích của WTO cho thấy, Hàn Quốc, Malaisia, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore sẽ là các nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất tại châu Á vì cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc do các nước này có độ mở kinh tế cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng. Theo đó, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc có thể mất 0,4% trong năm 2018. Con số này của Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc) đều
được dự báo là 0,6% còn Singapore 0,8%. Hơn nữa, con số này đã tăng lên gấp đôi trong năm 2019. Đồng thời, khi phân tích giá trị thặng dư của hàng xuất khẩu Trung Quốc, tính theo xuất xứ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) là nền kinh tế tham gia nhiều nhất vào số hàng hóa này, với 8% GDP; theo sau là Malaysia (6%), Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore với khoản 4 - 5%, Philippin, Thái Lan và Việt Nam khoản 3%, Ôxtraylia, Nhật Bản, Indonesia là 2%.[1, tr.110] Bên cạnh đó theo số liệu của WTO năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 11% lên 17.200 tỷ USD. Trong đó, ước tính cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Việc này sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1%. Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1 - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá. [1, tr.111] Nhìn chung, ngoài một số quốc gia được hưởng lợi trong ngắn hạn, tác động tiêu cực từ cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới thể hiện rõ nét qua các chỉ số tăng trưởng kinh tế, hoạt động đầu tư, sản xuất trong suốt giai đoạn này. Diễn biến của cuộc chiến thương mại vẫn rất khó dự đoán và đòi hỏi các nền kinh tế nhất là các nền kinh tế mới nổi cần chuẩn bị trước những tác động trực tiếp và gián tiếp từ cuộc chiến này.