Tác động đến Mỹ

Một phần của tài liệu XHNV CDTN CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tác động đến Mỹ

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ. Tuy nhiên, đây là quốc gia mà Mỹ có tỉ lệ thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 5 lần so với các nước khác. Vì Trung Quốc là đối tác chiến lược và quan trọng của Mỹ nên khi tranh chấp thương mại xảy ra, Mỹ càng áp dụng những biện pháp trả đũa và bảo hộ thì chính bản thân Mỹ cũng phải đối mặt với những tác động tiêu cực không thể tránh khỏi cụ thể như sau:

Từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019, Mỹ ra công bố với kế hoạch áp thuế với hơn 550 tỷ USD sản phẩm của Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan đối với hơn 185 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.[29] Cuộc cạnh tranh đã gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của cả hai bên và chuyển hướng dòng chảy thương

mại ra khỏi cả Trung Quốc và Mỹ. Dữ liệu từ Cục Phân tích kinh tế Mỹ (BEA) cho thấy, GDP của Mỹ trong năm 2020 đã giảm 3,5% và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1946. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên GDP của Mỹ suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Gần như mọi lĩnh vực của Mỹ đều giảm trong năm 2020. Đại dịch cũng buộc người tiêu dùng Mỹ phải thắt chặt chi tiêu. Cụ thể, tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Mỹ đã giảm 3,9%, mức cao nhất kể từ năm 1932. Dữ liệu cho thấy, GDP của Mỹ tính theo USD hiện tại đã giảm 2,3%, tương đương 500,6 tỷ USD, xuống mức 20,93 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Năm 2019, GDP danh nghĩa của Mỹ đạt mức 21,43 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, GDP danh nghĩa của Trung Quốc năm 2020 bằng 70,4% của Mỹ, tăng từ mức 67% vào năm 2019.[29]

Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của người lao động. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các công ty Mỹ bị thiệt hại 46 tỷ USD sau khi ông Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 01 năm 2020, thuế quan buộc các công ty Mỹ phải chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, cắt giảm lương và việc làm cho công nhân Mỹ, trì hoãn việc tăng hoặc nới rộng lượng tiềm năng và tăng giá đối với người tiêu dùng hoặc công ty Mỹ. Trong báo cáo, Bộ Lao động Mỹ cho biết các nhà sản xuất Mỹ đã cắt giảm 12.000 việc làm trong tháng 12 năm 2019. Tuy nhiên, hầu hết người dân Mỹ làm việc trong những lĩnh vực không liên quan tới cuộc chiến thương mại và tỷ lệ việc làm gia tăng chủ yếu ở các ngành công nghiệp như dịch vụ chuyên nghiệp, giải trí và khách sạn và chăm sóc sức khỏe. Một báo cáo vào năm 2019 từ Lumpur Economic,cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 316 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Nông dân Mỹ chịu tác động nặng nề trong cuộc chiến thương mại do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ với thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ tư của nước này. Trong suốt giai đoạn của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc cho đến hiện nay, nhiều giai đoạn Trung Quốc đã ngừng mua nông sản Mỹ như ngô, đậu tương,... và áp mức thuế bổ sung lên các mặt hàng này khiến cho

nông dân Mỹ lâm vào khó khăn do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Mỹ và là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới chiếm khoảng 60% đậu tương xuất khẩu của Mỹ.

Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung Quốc làm ảnh hưởng đến lạm phát và giá cả của nước này. Mức thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ban đầu tập trung vào các mặt hàng máy móc và tư liệu sản xuất cho doanh nghiệp và dần dần mở rộng sang các mặt hàng tiêu dùng. Các mặt hàng bị đánh thuế bao gồm phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và nội thất đã tăng giá khoảng 3% kể từ năm 2017 so với mức giảm 1% của các mặt hàng cốt lõi. Tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức ổn định trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng tăng 2% trong năm 2019. Mặc dù Tổng thống Trump từng tuyên bố Trung Quốc sẽ phải chi trả cho mức thuế của Mỹ nhưng trên thực tế các nhà nhập khẩu Mỹ mới là những người bị thiệt hại.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư trực tiếp tổng thể giữa hai nước giảm 75% từ 62 tỷ USD xuống còn 16 tỷ USD, riêng lĩnh vực công nghệ giảm 96%. Tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ giảm từ 48,5 tỷ USD năm 2016 xuống chỉ còn 72 tỷ USD vào năm 2020.[17]

Về quan hệ mại song phương Mỹ - Trung Quốc cũng có những thăng trầm, sau nhiều thập kỷ gia tăng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thương mại Mỹ - Trung Quốc đã có bước lùi lớn. Theo báo cáo Bộ Thương mại Mỹ công, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2020 là 310,8 tỉ USD, giảm mạnh so với mức 419,5 tỷ USD vào năm 2018, thời điểm cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu.[25] Các chuyên gia kinh tế cho biết cạnh tranh thương mại ảnh hưởng lớn tới dòng chảy thương mại nhưng ít có ảnh hưởng tới thâm hụt thương mại. Xuất khẩu sang Mỹ giảm sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ở các thành phố cảng ở Trung Quốc. Các công ty nhỏ sẽ phải ngừng hoạt động trong khi các nhà phân phối lớn hơn sẽ phải tìm đường giảm chi phí hoặc mức giá sản phẩm sẽ được tăng đối với khách hàng Mỹ.

Đầu tư trong nền kinh tế Mỹ đã giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như chững lại trong nửa đầu năm 2018 và tiếp tục thấp yếu tại thời điểm giữa năm 2019.Trong khi đó, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng lên, đạt mức kỷ lục 419,2 tỷ USD vào năm 2018. Đến năm 2019 thương mại đã giảm xuống còn 345 tỷ USD gần bằng mức năm 2016. Phần lớn là do dòng chảy thương mại giảm. Đáng lưu ý rằng trong khi thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc giảm nhưng thâm hụt thương mại tổng thể của nước này lại không. Các mức thuế đơn phương của Trump đối với Trung Quốc đã làm chệch hướng dòng chảy thương mại từ Trung Quốc khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tăng lên.[20]

Một phần của tài liệu XHNV CDTN CẠNH TRANH KINH tế mỹ TRUNG QUỐC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w