Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của học sinh THPT khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 44)

7.6. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của học sinh THPT khu vựcmiền núi tỉnh Vĩnh Phúc miền núi tỉnh Vĩnh Phúc

Biện pháp 1: Lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh

- Mục tiêu biện pháp:

25

Kế hoạch hóa quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục toàn diện, phát huy giáo dục mũi nhọn trong các trường trung học phổ thông. Việc xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn nhằm khắc phục tình trạng học tủ, học lệch của học sinh.

Kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường là căn cứ để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đối với học sinh khi xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân là cần thiết nhưng kế hoạch phải linh hoạt, dễ thực hiện, không cứng nhắc.

- Nội dung biện pháp:

Hoạt động học tập là của bản thân học sinh nhưng để kế hoạch học tập đạt kết quả trước hết là giáo viên bộ môn phải bám sát nội dung chương trình môn học, cấp học, xây dựng kế hoạch học tập cho bộ môn của mình. Trong kế hoạch học tập tùy theo đối tượng học sinh của từng lớp mà đề ra các yêu cầu cụ thể.

Đối với những học sinh khá giỏi, giáo viên bộ môn có kế hoạch bồi dưỡng, định hướng riêng; còn đối với những học sinh yếu kém, giáo viên bộ môn cũng phải có kế hoạch phụ đạo riêng, hướng dẫn học sinh học tập để đạt được mặt bằng kiến thức cơ bản của cấp học.

Tổ trưởng chuyên môn quản lý hoạt động học tập của tổ thông qua các giáo viên bộ môn. Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong đó có mục quản lý nâng cao hoạt động dạy học của bộ môn mà tổ chuyên môn quản lý.

Tổ chuyên môn đánh giá kết quả học tập của học sinh qua điểm các bài kiểm tra định kì, các bài kiểm tra khảo sát của nhà trường, qua các kì thi chọn đội tuyển học sinh giỏi hoặc qua kiểm tra học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế Pisa.

Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua các kế hoạch. Hiệu trưởng bám sát kế hoạch để kiểm tra đánh giá việc thực hiện của tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

Đối với cha mẹ học sinh, phải tạo điều kiện về thời gian để con cái học tập, không bắt con em lao động quá sức dẫn đến tình trạng mệt mỏi không học tập được.

26

Kế hoạch lao động, sản xuất, kinh doanh của gia đình không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của con cái. Phụ huynh phải có kế hoạch trang bị phương tiện, sách vở, cơ sở vật chất tối thiểu cho con em học tập tốt.

Hoạt động học tập là nhiệm vụ trong tâm của học sinh, do vậy học sinh phải có kế hoạch học tập cho bản thân mình để đạt được mục tiêu trong năm học và mục tiêu trong tương lai.

Kế hoạch học tập của học sinh phải phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện hoàn cảnh của gia đình.

- Cách thực hiện:

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, giáo viên bộ môn phải căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của bản thân, vào kết quả kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng từ đó có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đối với nhóm học sinh khá giỏi, phụ đạo đối với những học sinh yếu kém.

Giáo viên bộ môn căn cứ vào kế hoạch để hướng dẫn học sinh tự học. Thống kê điểm học sinh qua các bài kiểm tra định kì để đánh giá rút kinh

nghiệm, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh.

Tổ chức những buổi học ngoại khóa, thực hành hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên bộ môn phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn sát với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên trong tổ.

Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên thường xuyên báo cáo thống kê kết quả các bài kiểm tra định kì, kiểm tra chất lượng. Thông qua các bài kiểm tra để so sánh, đối chiếu từ đó biết được kết quả học tập của học sinh.

Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình học tập của học sinh trong các tuần học, các tháng, các bài kiểm tra định kì. Thống kê kết quả học tập của học sinh từ đó có sự

27

so sánh, đối chiếu để thấy được kết quả học tập của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường, với gia đình học sinh để quản lý hoạt động học tập. Báo cáo tình hình học tập của lớp chủ nhiệm theo định kì hàng tháng với hiệu trưởng hoặc báo cáo đột xuất nếu có.

Hiệu trưởng nhà trường quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường.

Hiệu trưởng kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch thông qua các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhóm bộ môn...

Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Hiệu trưởng yêu cầu các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các nhóm bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thống kê, báo cáo kết quả học tập của học sinh thông qua các kì kiểm tra từ đó có con số để đối chiếu, so sánh, đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch của nhà trường cho phù hợp với thực tiễn.

Đối với cha mẹ học sinh, trong kế hoạch làm việc, lao động sản xuất của gia đình phải có kế hoạch về thời gian, vật chất cho con em học tập, có kế hoạch mua sắm phương tiện, sách vở, đồ dung học tập cho con em học tập tốt.

Học tập là nhiệm vụ chính của mỗi học sinh vì vậy trong quá trình học tập tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể để học sinh tự xây dựng kế hoạch cho bản thân mình. Để thực hiện hiệu quả kế hoạch học tập của bản thân thì yêu cầu kế hoạch phải có những điều kiện sau:

Kế hoạch phải đơn giản, dễ thực hiện và có độ co giãn. Thực chất kế hoạch học tập là sắp xếp thời gian và tiến độ học tập để đạt được lượng kiến thức cần thiết nên kế hoạch không được tỉ mỉ, chặt chẽ, sẽ dẫn đến sự cứng nhắc, máy móc.

Kế hoạch có tham vọng càng lớn thì càng dễ bị thất vọng. Khi đặt ra kế hoạch phải có thời gian trống để điều chỉnh những phát sinh trong quá trình thực hiện.

28

Kế hoạch phải xét tới thói quen học tập và phương thức sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Mỗi người có thói quen học tập khác nhau, có người thì “ cày đêm”, có người thì lại có thói quen học tập vào buổi sáng, vì vậy phải thông qua thực tế để xây dựng kế hoạch.

Kế hoạch học tập của học sinh phải bám theo đúng tiến độ của nhà trường. Trong quá trình học và tự học của học sinh, nếu kết hợp nhịp nhàng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Học trên lớp, về nhà học sinh làm bài tập, ôn luyện kiến thức và chuẩn bị nội dung học tập của ngày hôm sau sẽ giúp cho việc học tập bài mới đạt hiệu quả cao hơn.

Kế hoạch học tập phải phối hợp với nội dung học tập. Mỗi một môn học có một đặc trưng riêng, đối với các môn học xã hội đòi hỏi trí nhớ, sự sang tạo, khả năng tưởng tượng kết hớp với cảm xúc cá nhân, các môn học tự nhiên đòi hỏi tư duy suy luận, tư duy logic, vì vậy tùy nội dung môn học mà có kế hoạch riêng.

Kế hoạch học tập phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi. Kế hoạch học tập là một phần trong kế hoạch sinh hoạt cá nhân, vì vậy mỗi cá nhân có một “ đồng hồ sinh học” riêng của bản thân, nếu “ đồng hồ sinh học” bị đảo lộn thân thể không khỏe mạnh thì sẽ không thực hiện được bất cứ kế hoạch nào khác. Đầu óc căng thẳng thì học tập cũng không hiệu quả nên thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi phải hợp lý để đạt được kết quả cao nhất.

Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện được các kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh, các cấp quản lý cần xây dựng kế hoạch sát với thực tế của học sinh trong trường. Trong quá trình quản lý hoạt động học tập từ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm quản lý hoạt động học tập đạt hiệu quả.

Đối với mỗi gia đình phải tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình được học tập. Mỗi học sinh phải căn cứ vào nội dung môn học, tiến độ chương trình, khả năng nhận thức, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xây dựng kế hoạch học tập.

29

Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình

- Mục tiêu của biện pháp:

Phối hợp với gia đình để quản lý hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Mục tiêu phối hợp với gia đình nhằm giúp cho gia đình nắm được khả năng, kết quả học tập của con cái, từ đó gia đình có hình thức động viên, khích lệ, nhắc nhở, uốn nắn để học sinh có ý thức học tập tích cực hơn.

Ngược lại, việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh giúp cho thầy cô nắm được ý thức, thời gian, kế hoạch học tập ở nhà của học sinh.

- Nội dung biện pháp:

Việc phối hợp với gia đình học sinh quản lý hoạt động học tập của học sinh được thực hiện chủ yếu giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình và ngược lại.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập, năng khiếu cũng như những hạn chế thiếu hụt của học sinh về kiến thức môn học. Từ đó giáo viên chủ nhiệm tổng hợp trao đổi, báo cáo với cha mẹ học sinh hàng tháng hoặc trong các hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm, giữa kỳ, cuối kì, cuối năm...Cha mẹ học sinh phải tích cực, chủ động, hợp tác với thầy cô để quản lý, giáo dục con cái.

Qua phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm và điều tra bằng phiếu hỏi với cha mẹ học sinh ở bảng chúng tôi thấy nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm sâu sắc tới con cái, chưa cộng tác phối hợp với thầy cô chủ nhiệm, với nhà trường để giáo dục con cái. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn có suy nghĩ sai lệch là mình chỉ cần kiếm tiền để con cái đi học, việc học là của con cái, việc dạy là của thầy cô. Khi giáo viên gọi điện trao đổi về tình hình học sinh thì bố mẹ học sinh không chịu lắng nghe và thường lấy cớ “ tôi bận” không gặp giáo viên.

Cách thực hiện

Hiệu trưởng thông qua các tổ chức, đoàn thể, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh để quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, gia đình học

30

sinh để thông báo về thông báo về tình hình học tập của học sinh hàng tháng thông qua sổ liên lạc, sổ liên lạc điện tử, phần mềm quản lý học sinh, qua Email, điện thoại trực tiếp nếu cần thiết.

Giáo viên chủ nhiệm phân công tổ nhóm học tập theo địa phương cứ trú phối hợp với ban đại diện phụ huynh học sinh của lớp, cử các phụ huynh giám sát, theo dõi việc học của con cái ở nhà.

Cha mẹ học sinh thống nhất phân công theo dõi việc học của con cái ở trường và ở nhà.

Những gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa phải có các phụ huynh khác gần nhà giám sát việc học ở nhà, học nhóm của học sinh đó để kịp thời báo cáo với cha mẹ học sinh, nhà trường về ý thức, điều kiện học tập của nhóm, học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm bố trí thời gian đến thăm gia đình học sinh để biết điều kiện, hoàn cảnh của học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh là con cái gia đình hộ nghèo, chính sách, gia đình dân tộc thiểu số.

Giáo viên chủ nhiệm phải đến thăm các tổ học nhóm đột xuất để biết điều kiện học tập, ý thức của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm phải phân tích, tuyên truyền với phụ huynh học sinh thay đổi nhận thức, thấy được tác hại trong việc gia đình bỏ bê con cái để đi làm kinh tế nơi xa.

Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương kiểm tra các lớp học thêm ngoài trường trái phép.

Nhà trường cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh các xã có nhiều gia đình bỏ bê con cái đi làm ăn kinh tế nơi xa, chính quyền đoàn thể địa phương tổ chức hội thảo, tuyên truyền, phân tích để phụ huynh học sinh thấy được những tác hại của gia đình khi không quan tâm giáo dục con cái.

Tuyên truyền vận động để cha mẹ học sinh thay đổi nhận thức quan tâm tới việc học tập của con cái mình. Từ chỗ cha mẹ không cộng tác đến lúc cha mẹ chủ động liên lạc để nắm được tình hình học tập của học sinh.

Hiệu trưởng tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh sẵn sàng chia sẻ, phản ánh những hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận giáo viên của

31

trường như ép buộc học sinh học thêm ở ngoài trường, dạy học không tận tình trong giờ chính khóa, để dành kiến thức dạy thêm và ép buộc học sinh học thêm trong trường.

Đổi mới và tăng cường các cuộc họp giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, mở rộng thành phần tham gia các cuộc họp với đại diện cha mẹ học sinh ở các xã trong khu vực tuyển sinh. Trong các cuộc họp phải dành nhiều thời gian bàn bạc việc phối hợp để quản lý hoạt động học tập của học sinh. Khác với các cuộc họp thông thường mỗi năm một lần tổ chức vào đầu năm chủ yếu để bàn bạc việc đóng góp và vận động cha mẹ học sinh đóng góp. Những cuộc họp như vậy không đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý hoạt động học tập của học sinh, thiếu tính phối hợp giáo dục học sinh.

- Điều kiện thực hiện:

Để phối hợp tốt với gia đình học sinh quản lý hoạt động học tập của học sinh các trường trung học phổ thong phải căn cứ vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường, của địa phương, cách thức đơn giản nhất là thông qua sổ liên lạc, hàng tháng hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nhận xét vào sổ liên lạc của học sinh, và nhận phản hồi từ cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, người đỡ đầu.

Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và của địa phương có thể liên lạc hiện đại bằng sổ liên lạc điện tử, Email, hoặc qua Website của nhà trường.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w