* Chuyển giao nhiệm vụ
- Kể tên các cơ cấu và hệ thống của động cơ đốt trong
* Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu lần lượt các nhiệm vụ
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm. +Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. +Cơ cấu phân phối khí.
+Hệ thống bôi trơn.
+Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí. +Hệ thống làm mát.
+Hệ thống khởi động. Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lủa.
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng cử đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác đặt câu hỏi và góp ý
* Kết luận đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá báo cáo của các nhóm.
C. VẬN DỤNG MỞ RỘNG.
20
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các thông tin trên sách khoa học, tra cứu trên Internet và tìm hiểu về động cơ đốt trong cũng như tác hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, trao đổi để nâng cao nhận thức về sự nghiêm trọng của việc phá hủy tầng sinh quyển, ô nhiễm môi trường sống và hình thành sâu sắc ý thức bảo vệ môi trường.
2.2.3. Biên soạn các câu hỏi kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh thông qua phần tích hợp nội dung kiến thức bảo vệ môi trường
Câu hỏi 1: Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường là việc của ai? Hướng dẫn trả lời
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường” .
Câu hỏi 2: Phải làm gì để bảo vệ môi trường? Hướng dẫn trả lời
Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái
- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh
- Thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép…. - Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ
-Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Câu hỏi 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Hướng dẫn trả lời
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiêu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí( khí thải), chất lỏng( nước thải), rắn( chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ….
Câu hỏi 4: Chất thải gây ô nhiễm môi trường đất? Hướng dẫn trả lời
21
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.
- Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông… - Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Cadimi…
- Chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
- Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón….
2.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi áp dụng dạy thể nghiệm tại trường:
Khi áp dụng sáng kiến của mình vào dạy học ở các lớp 11A1, 11 A2, trong
năm học 2017- 2018, đã thu được kết quả khả quan hơn so với các lớp đối chứng 11A3, 11A4,. Các em có thái độ tích cực hơn đối với môn học, các em đã nhận biết và hiểu ý nghĩa và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt các em đã hiểu rõ hơn về tác hại cũng như các nguyên nhân gây ra hiện tương thời tiết cực đoan, từ đó các em tuyên truyền để mọi ngươi thân và xung quanh hiểu rõ và có ý thức bảo vệ môi trường.
Bảng 1: Đánh giá kết quả của học sinh về kiến thức bảo vệ môi trường
Lớp Sĩ số
11A1 30
11 A2 28
11 A3 32
11A4, 27
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh về kiến thức bảo vệ môi trường đã có sự phân hóa rõ giữa lớp được dạy lồng ghép với những lớp không được dạy lồng ghép. Đây là động lực giúp tôi tìm tòi nghiên sâu hơn về đề tài của mình để được hoàn thiện hơn.
22
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tích hợp nội dung kiến thức bảo vệ môi trường vào môn học một cách phù hợp sẽ hình thành cho các em học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường, từ đó các em hình thành ý thức và cách ứng xử đúng trước các vấn đề về môi trường. Đồng thời tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường nơi làm việc, học tập và nơi sinh sống.
Giáo viên có thể căn cứ vào tình hình thực tế của từng nhà trường, từng địa phương, của tường bài học, môn học để tăng cường tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức bảo vệ môi trường một cách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của đề tài.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Trong mỗi nhà trường nên tổ chức các chuyên đề về bảo vệ môi trường để cung cấp và nâng cao kiến thức cho giáo viên. Từ đó giáo viên có thể cung cấp những kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh một cách sinh động và thiết thực, gần gũi với học sinh nhất.
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường mở các lớp tập huấn cho giáo viên về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, để những giáo viên được tập huấn về trường triển khai lại cho tập thể giáo viên nhà trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế và tồn tại, rất mong được sự quan tâm của đồng nghiệp, các cấp quản lí góp ý và cho ý kiến nhận xét để tôi hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn về đề tài trong thời gian tới.
23
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỒI DƯỠNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌCSINH BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG SINH BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG
TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 11 THPT
Họ và tên:Nguyễn Thị Vũ Thanh Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Kỹ thuật Lệ Thủy
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
24
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỒI DƯỠNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌCSINH BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG SINH BẰNG CÁCH TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO CHƯƠNG
TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 11 THPT
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
25