Biến đổi to lớn thứ ba: Đến tháng 71997, các nước Đông Na mÁ đều ra nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN Đây là một tổ chức Liên minh chính trị

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn LỊCH sử 9 – PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI HIỆN đại từ năm 1945 đến NAY (Trang 36 - 37)

kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

BT 5: Theo anh (chị) trong những biến đổi ở khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, thì biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

HD

- Biến đổi quan trọng nhất là các nước Đông Nam Á đều ra nhập Hiệp hội các nước ĐNA. Vì trước đây các nước trong khu vực ĐNA từ đối đầu với ba nước Đông Dương chuyển sang đối thoại và hũa nhập, hiện nay đều là thành viên của Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN). Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa nhằm xây dựng những mối quan hệ hũa bỡnh, hợp tỏc và phát triển giữa cỏc nước trong khu vực Đụng Nam ỏ.

BT 6: Hãy trình bày sự thành lập và phát triển của Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam ASEAN?

HD

1. Lý do thành lập:

- Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam ở dự định thành lập tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cựng phát triển trên cỏc lĩnh vực kinh tế, khoa học- kỹ thuật, văn hoỏ, hạn chế sự ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách nhằm biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ.

- Thỏng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, Thái Lan, Phi-lip- pin đến tháng 1-1984 thêm Bru-nây.

- Cơ quan lúnh đạo của ASEAN là Hội nghị ngoại trưởng được tổ chức lần lượt hàng năm ở thủ đô các nước thành viên. Uỷ ban thường trực của ASEAN đảm nhiệm các công việc giữa hai nhiệm kỳ của Hội nghị ngoại trưởng, ngoài ra cũng có các uỷ viên ban thường trực, phụ trách những ngành cụ thể với sự tham gia của các chuyên gia các nước thành viên.

2. Hoạt động của ASEAN trải qua hai giai đoạn chính:

- Từ năm 1967-1975: ASEAN cũng là tổ chức khu vực non yếu, chương trình hợp tác giữa các nước thành viên còn rời rạc.

- Từ 1976 đến nay: Được bắt đầu bằng Hội nghị cấp cao thứ nhất (họp ở Ba-li - In-đô- nê-xi-a - 2/1976) mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử các nước ASEAN.

- Những năm 1976-1978, ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa cỏc nước thành viên và hình thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn.

3. Quá trình thành lập:

- Từ năm 1979, do vấn đề Cam-pu-chia, quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương là “đối đầu”. Từ cuối thập niên 1980 khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, mối quan hệ đi chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” mở ra khả năng mới trong quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ở khu vực ĐNA. Giữa các nước ASEAN với Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp kinh tế, văn hoá, khoa học. Đây cũng là thời kỳ kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.

- Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

- Ngày 23-7-1997, ASEAN kết nạp thêm Lào, Mi-an-ma.

- Ngày 30-4-1999, Cam-pu-chia là thành viên thứ 10 của tổ chức này. ASEAN đã đạt được những thành tựu to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội các nước thành viên. Mặc dầu có những bước thăng trầm, vai trò quốc tế ASEAN ngày càng tăng.

4. Quan hệ Việt Nam- ASEAN:

- Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn biến phức tạp, hoà dịu, căng thẳng, tuỳ theo tình hình quốc tế và khu vực, nhất là tuỳ theo biến động của tình hình Cam-pu-chia.

- Từ khi vấn đề Cam-pu-chia đi vào xu thế hoà giải và hoà hợp dân tộc, Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ ASEAN - Việt Nam ngày càng cải thiện. Chính phủ Việt Nam nhiều lần cử đại diện sang thăm nhiều nước ASEAN, nhằm đi tới một quan điểm thống nhất, để xây dựng một khu vực ĐNA hoà bình, hữu nghị , hợp tác và phát triển.

-Tháng 7-1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li và đến tháng 7-1995, chính thức gia nhập ASEAN, đánh dấu bước phát triển mới trong việc tăng cường hợp tác ở khu vực vỡ một Đụng Nam ở hoà bình, ổn định và phát triển.

5. Cơ hội và thách thức Việt Nam khi ra nhập tổ chức ASEAN:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn LỊCH sử 9 – PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI HIỆN đại từ năm 1945 đến NAY (Trang 36 - 37)