Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng tài chính kế hoạch huyện sơn hà (Trang 28)

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà trực thuộc UBND huyện Sơn Hà được thành lập theo Quyết định số 132/2004/QĐ-UB ngày 30/6/2004 của UBND huyện Sơn Hà.

Có tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ huyện, Công đoàn thuộc LĐLĐ huyện Công đoàn huyện và tổ chức Đoàn thanh niên thuộc Đoàn Thanh niên huyện.

Đơn vị có trụ sở làm việc khang trang và các bộ phận chuyên môn làm việc độc lập, trang thiết bị văn phòng tương đối đầy đủ.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài chính – KH huyện Sơn Hà

2.1 Chức năng

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực Tài chính, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Sơn Hà theo qui định của pháp luật.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà, là cơ quan chuyên môn, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của UBND huyện Sơn Hà, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi.

2.2 Nhiệm vụ

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà, tham mưu cho UBND huyện Sơn Hà về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an

ninh quốc phòng hàng năm, năm năm, mười năm của huyện Sơn Hà, theo các văn bản Bộ Kế hoạch - Đầu tư, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh, UBND huyện Sơn Hà và tổ chức thực hiện sau khi đã được các cấp thẩm quyền phê chuẩn.

- Giúp UBND huyện quản lý các nguồn kinh tế tài chính của huyện theo luật ngân sách của Nhà nước qui định. Tổng hợp, lập dự toán ngân sách hàng quý, hàng năm, đồng thời lập dự toán việc thu chi ngân sách cho năm sau, cân đối nguồn thu và sử dụng ngân sách theo luật ngân sách qui định.

- Giám sát, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các đơn vị trực thuộc UBND huyện quản lý về việc chi đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức và quyết toán kinh phí thu, chi theo các văn bản các cấp Nhà nước, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh và UBND huyện quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đúng ngành nghề theo văn bản các cấp có thẩm quyền qui định cho tập thể và cá nhân có nhu cầu kinh doanh, theo dõi việc thực vật giá và phát hành biên lai ấn chỉ thuộc lĩnh vực huyện Sơn Hà quản lý.

- Quản lý, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc UBND huyện quản lý và các đơn vị xã, phường lập dự toán thu chi ngân sách hàng quý, hàng tháng, hàng năm theo luật ngân sách và cấp cấp có thẩm quyền qui định. - Tham mưu cho UBND huyện trong việc giám sát, quản lý, theo dõi và quyết toán đúng chế độ theo văn bản của các cấp Nhà nước qui định đối với các công trình XDCB đã được UBND huyện phê duyệt.

- Quản lý tài sản được giao thuộc lĩnh vực Tài chính-Kế hoạch huyện. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Tài chính và Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi giao phó.

- Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Sơn Hà là đơn vị hành chính có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch.

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại đơn vị

3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Chú thích: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý

3.2 . Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy của đơn vị

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà gồm trưởng phòng, phó phòng, kế toán, chuyên viên.

Các bộ phận trong phòng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ do Huyện ủy và HĐND – UBND huyện giao.

Trưởng phòng phụ trách chung, XDCB Phó Trưởng phòng phụ trách Ngân sách Phó Trưởng phòng phụ trách KTXH, Giá, CS, ĐKKD, VP Chuyên viên phụ trách ngân sách xã Chuyên viên phụ trách KTXH Chuyên viên phụ trách Giá, CS, ĐKD Chuyên viên phụ trách ngân sách huyện Chuyên viên phụ trách khối giáo dục Kế toán trưởng kiêm Kế toán tiền lương Chuyên viên phụ trách Xây dựng cơ bản

3.3 Tổ chức bộ máy kế toán

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Chú thích: Quan hệ trực tiếp

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

b) Chức năng nhiệm vụ

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của đơn vị, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, phần chi. Sau đó tổng hợp đối chiếu thu, chi với kế toán chi tiêu nội bộ

- Kế toán:

+ Ghi chép, phản ánh các số liệu có liên quan về tình hình hoạt động tài chính.

+ Thanh toán các khoản đóng góp: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ + Thanh toán hoạt động thường xuyên của đơn vị: điện, nước,…. + Thanh toán mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Kế toán trưởng kiêm kế toán phụ trách chi tiêu nội bộ

Kế toán phụ trách ngân sách xã Kế toán phụ trách ngân sách huyện Kế toán phụ trách ngân sách giáo dục Trưởng phòng Thủ quỹ

+ Thanh toán các khoản chi khác: tiếp khách + Thiết lập báo cáo tài chính quý, năm

3.4. Hình thức kế toán áp dụng tại cơ quan

Do đặc điểm, quy mô của đơn vị đồng thời xuất phát từ yêu cầu quản lý, cơ quan đã sử dụng hình thức kế toán, chứng từ ghi sổ trên phần mềm kế toán DAS 9.0.0.110.

Hình thức kế toán, chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Các sổ thẻ, kế toán chi tiết - Sổ cái

Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.3:Trình tự ghi số theo hình thức chứng từ ghi sổ

Nhập liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối quí, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Chứng từ kế toán (Bảng chấm công, bảng thanh toán,

lương,…. Phần mềm kế

toán

- Báo cáo tài chính

Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết Máy vi tính Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Chứng từ kế toán Sổ cái CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính

II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCHTHEO LƯƠNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN SƠN THEO LƯƠNG TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN SƠN

1. Tình hình sử dụng lao động

Hiện nay tổng số công cán bộ công nhân viên của phòng gồm có 11 người, số công nhân viên của phòng trong 2 năm 2016-2017 có sự thay đổi.

Bảng cơ cấu CNV của phòng trong 2 năm 2016-2017 như sau

Đơn vị tính: Người Bộ phận Năm Số người tăng 2016 2017 Trưởng phòng 1 1 0 Phó trưởng phòng 2 2 0 Kế toán trưởng 1 1 0 Chuyên viên 5 6 1 Thủ quỹ 1 1 0 Cộng: 10 1 1

Như vậy ta thấy số công nhân viên trong phòng trong 2 năm 2016-2017 có sự biến động nhưng không đáng kể. Do khối lượng công việc nhiều, liên tục.

Trình độ công nhân viên trong phòng khá cao: Trình độ đại học và thạc sĩ (trình độ thạc sĩ: 02 đồng chí, trình độ đại học: 8 đồng chí) của nhân viên trong phòng chiếm 90 % số còn lại đều đã được đào tạo tại các trường trung học. Đây là một điều kiện tốt và thuận lợi để phòng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ do UBND và HĐND giao.

2. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị

2.1. Phương pháp tính lương

Lni = Lcbi + Lpci

Trong đó: Lni: Tổng lương của người thứ i

Lcbi: Lương cơ bản của người thứ i

Lpci: Lương phụ cấp của người thứ i

- Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế

- Bảo hiểm thất nghiệp - Kinh phí công đoàn

3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị

3.1 Kế toán tiền lương tại đơn vị

3.1.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động - Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương - Giấy rút dự toán

- Danh sách chuyển khoản ngân hàng - Sổ chi tiết TK 334

- Chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 334

3.1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 334 – Phải trả cho người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của đơn vị về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

3.1.3 Trình tự và phương pháp hạch toán

Hàng tháng kế toán căn cứ bảng chấm công, lên bảng thanh toán tiền lương trình thủ trưởng cơ quan duyệt. Thực hiện giấy rút dự toán và làm danh sách chuyển khoản ngân hàng. Nếu có phát sinh ốm đau, thai sản hoặc thêm ngoài giờ thì thực hiện chế độ cho nhân viên

3.2. Kê toán các khoản trích theo lương tại đơn vị

3.2.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Bảng trích nộp theo lương - Giấy rút dự toán nộp bảo hiểm - Giấy chuyển kinh phí công đoàn - Sổ chi tiết TK 332

- Chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 332

3.2.2. Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 332 – Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp. Hàng tháng cơ quan tiến hành trích BHXH 26% trên mức lương tháng của cán bộ công chức, trong đó có 18 % tính vào chi phí của cơ quan, 8% tính trừ vào lương của cán bộ công chức. Trích BHYT 4,5% trên mức lương tháng của cán bộ công chức, trong đó có 3% tính vào chi phí cơ quan, 1,5% tính vào lương của cán bộ công chức. BHTN hàng tháng cơ quan tiến hành trích BHTN 2% trên mức lương tháng của cán bộ công chức hợp đồng, trong đó 1% tính vào chi phí của cơ quan, 1% tính trừ vào lương của cán bộ công chức. Toàn bộ khoản này nộp cho cơ quan BHXH huyện Sơn Hà.

Hàng tháng cơ quan tiến hành trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng mức lương tháng của cán bộ công chức, toàn bộ khoản này nộp cho Liên đoàn lao động huyện và 1% đoàn phí công đoàn trên tổng mức lương tháng của cán bộ công chức cho Công đoàn cơ sở Phòng Tài chính – Kế hoạch

3.2.3. Trình tự và phương pháp hạch toán

Hàng tháng kế toán bảng thanh toán tiền lương, thực hiện giấy rút dự toán chuyển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện và liên đoàn lao động huyện.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN SƠN HÀ I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG NÓI RIÊNG

1. Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà khoản trích theo lương Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà

Trong đời sống kinh tế hiện này, tiền lương có ý nghĩa to lớn và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi con người. Tiền lương là phần thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội, nó kích thích người lao động sản xuất, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó có thể thấy rằng việc hạch toán kế toán tiền lương chính xác là rất cần thiết.

Qua thực tế tại Phòng Tài chính Kế hoạch đã vận dụng theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và có bổ sung theo thực tế của đơn vị khá hiệu quả. Điều này được thể hiện trong công tác kế toán tiền lương của đơn vị. Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của CBCNVC và là điều kiện để người lao động gắn chặt mình với công việc.

Với đặc điểm là một đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, sổ sách theo đúng mẫu Bộ Tài chính quy định.Tuy nhiên việc hình thành và vạn dụng chế độ kế toán tiền lương để đảm bảo quyền lợi của các bên là công việc rất khó khăn bởi như ta đã biết tiền lương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này lại không cố định vì vậy chế độ kế toán tiền lương không thể hoàn toàn phù hợp với tất cả các đối tượng, các yếu tố các giai đoạn.

Trong quá trình áp dụng vào thực tế công tác tiền luơngcủa Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà cũng không tránh khỏi những điêu chưa hợp lý. Việc trả lương còn mang tính bình quân, hệ số lương còn chưa phù hợp

nên chưa khuyến khích được người lao động hăng hái với công việc nâng cao chất lượng công việc, chưa khích lệ được tinh thần làm việc sáng tạo hăng say học hỏi nâng cao tay nghề,.…

Chính vì vậy đòi hỏi đơn vị cần phải khắc phục điều chỉnh hoàn thiện và tìm ra hướng tốt nhất để hạch toán có hiệu quả tạo được sự công bằng trong trả lương, tạo lòng tin cho người lao động.

Vì vậy việc nghiên cứu tổ chức kế toán tiền lương và tìm ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương là điều cần thiết giúp cho đơn vị ngày càng vững mạnh.

* Yêu cầu của việc hoàn thiện

- Phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước. - Phù hợp với đặc điểm tổ chức, yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho Sở Tài chính - Có tính hiệu quả.

2. Những nhận xét và đánh giá về công tác kế toán

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà đã gặp nhiều khó khăn thử thách vì số cán bộ công nhân viên còn ít và trẻ, bên cạnh đó khối lượng công việc của Phòng là rất lớn, liên tục, nhưng cùng với sự nỗ lực của mỗi cán bộ công chức và tập thể Phòng Tài chính – Kế hoạch đã khắc phục khó khăn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Huyện ủy, UBND huyện giao phó. Trong quá trình làm việc của mình đơn vị đã đạt được những kết quả đáng khích lệ bằng những Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen do Chủ tịch UBND tỉnh, huyện, Sở chủ quản cấp trên trao tặng.

Những thành tích đã đạt được này đã trở thành động lực thúc đẩy các cán bộ công nhân viên trong đơn vị phấn đấu hoàn thành công việc được giao. Đơn vị trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức trả lương theo thời gian và có trách nhiệm trả đúng, trả đủ và thanh toán các khoản công nhân viên được hưởng.

3. Những ưu điểm về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiphòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà. phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Hà.

3.1 Ưu điểm

Phòng Tài chính - Kế hoạch có cơ cấu tổ chức cho từng bộ phận phù hợp với trình độ và chuyên môn của từng người. Các bộ phận được phân công rõ ràng và có trách nhiệm giúp đỡ nhau.Về thời gian lao động tại đơn vị công tác quản lý thời gian lao động được thực hiện chặt chẽ, thể hiện hàng ngày cán bộ công nhân viên đi làm đều được theo dõi trên bảng chấm công và khi cán bộ công nhân viên nghỉ ốm, nghỉ phép... đều phải báo cáo trước.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ khá cao được đào tạo rất

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng tài chính kế hoạch huyện sơn hà (Trang 28)