Thuốc diệt HP

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 28 - 30)

2. ĐIỀU TRỊ

2.3.5. Thuốc diệt HP

Vi khuẩn H.pylori được biết đến là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm

loét dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày hiện nay. Theo đó, để loại bỏ được chúng, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định từ bác sĩ.

- Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp của các phác đồ này như sau:

+ Dựa trên tình trạng bệnh lý để loại bỏ các yếu tố gây bệnh như:Helicobacter pylori, Stress hay tăng tiết HCl

+ Bình ổn các chức năng của dạ dày

+ Tăng cường tái tạo niêm mạc của dạ dày và loại trừ các biểu hiện đi kèm

- Mục tiêu của phác đồ điều trị vi khuẩn HP là sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời giảm bớt những rủi ro xảy ra trong quá trình điều trị, bao gồm:

+ Tiêu diệt Helicobacter pylori tồn tại trong dạ dày + Giảm tình trạng và cả những yếu tố gây ra viêm loét + Ức chế sự bài tiết HCl và pepsin

+ Trung hòa dịch vị acid trong dạ dày – tá tràng + Tăng cường những yếu tố bảo vệ dạ dày + Kích thích sản xuất chất nhầy

- Các nhóm thuốc diệt vi khuẩn HP: Chủ yếu là kháng sinh:

+ Nhóm lactamin như Penicillin: Ampicillin, Amoxicillin, các Cephalosporin. + Nhóm cyclin: Tetracyclin, Doxycyclin.

+ Nhóm macrolid: Erythromycin, Roxithromycin, Azithromycin, Clarithromycin, Levofloxacin.

Hình 1.12. Một số kháng sinh diệt HP nhóm macrolid

+ Nhóm Quinolone và nhóm imidazol: Metronidazol, Tinidazol, Secnidazol...

Hình 1.13.Một số kháng sinh diệt HP nhóm Quinolon và Imidazol

Sự kết hợp tốt nhất là Amoxcilin và clarithromycin 7-10 ngày - Nếu dị ứng với amoxcilin có thể đổi sang nhóm imidazol.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 28 - 30)