Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong nhóm PPIs

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 43 - 45)

2. ĐIỀU TRỊ

3.2.6. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong nhóm PPIs

PPIs là một trong những thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên lâm sàng, PPIs có hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị và nhìn chung được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc được FDA đưa ra một số khuyến cáo an toàn có liên quan đén những tác động đáng kể khi sử dụng với liệu trình dài ngày.Nên khi kê đơn trong đơn có các thuốc nhóm PPIs, các bác sĩ tại PKĐK đã cân nhắc các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày cũng như trao đổi với bệnh nhân về liệu trình điều trị dự kiến. Việc sử dụng các thuốc trong nhóm PPIs còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Tùy vào tinh trạng và tuổi của bệnh nhân nên việc kê đơn thuốc sử dụng PPI cũng khác nhau.

Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong nhóm PPIs

Đối với dạng dùng uống Omeprazol Người 24 23,08 % Pantoprazol Người 22 21,15 % Lansoprazol Người 16 15,38% Esomeprazol Người 42 40,39 % Tổng cộng 104 100 %

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong nhóm PPIs

23.08% 21.15% 15.38% 40.38% Omeprazol Pantoprazol Lansoprazol Esomeprazol

Nhận xét: Đối với dạng thuốc nhóm PPIs dùng đường uống thì Esomeprazol chiếm tỷ lệ cao nhất (40,38%), được sử dụng phổ biến nhất ở PKĐK Phúc An Khang Bình Dương. Esomeprazol có hiệu quả điều trị cao và là thuốc thế hệ mới nên được sử dụng nhiều cho các bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc vừa đảm bảo hiệu quả an toàn cho bệnh nhân là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị. PKDK lựa chọn dùng thuốc điều trị VLDD nhóm PPI chủ yếu là Esomeprazol vì đa số các bệnh nhân đến khám tại phòng khám đều là những người trẻ (dưới 60 tuổi) nên sử dụng thuốc Esomeprazol thấy hiệu quả do các cơ quan làm việc liên tục tốt, khỏe mạnh. Dựa vào biểu đồ Triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng trao ngược dạ dày – thực quản, rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất (80%), Esomeprazol là thuốc được chỉ định nhiều nhất để điều trị các triệu chứng này kết hợp với điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, có tác dụng, hiệu quả cao hơn và giá thành đối với họ không là vấn đề nên chiếm tỷ lệ cao hơn 3 thuốc

còn lại. Đối với 1 số bệnh nhân bị viêm loét khác, để đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế nên được kê đơn các thuốc khác như Omeprzol (23,07%), Pantoprazol là lựa chọn thay thế cho các bệnh nhân không dung nạp Omeprazol (21,15%), Lansoprazol (15,38%), tuy nhiên Lansoprazol không được chỉ định cho các bệnh nhân dự phòng loét do NSAIDs.

Đa số liều dùng được các Bác sĩ đưa ra theo khuyến cáo của FDA là: liều khởi đầu 20mg/1 lần/1 ngày (tùy thuộc chỉ định). Sau đó, giảm liều dần dần, ví dụ như từ 20mg xuống 10mg (dùng hàng ngày), Hoặc dừng “khi cần” nếu các triệu chứng đã được kiểm soát thích hợp.

Thời gian sử dụng thuốc: Chính là một trong những yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả cho việc điều trị của bệnh nhân. Khi bệnh nhân không sử dụng thuốc đúng thời gian phác đồ đề ra sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc và việc phối hợp liều tương tự cũng sẽ không đem lại tác dụng mong muốn như ban đầu.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 43 - 45)