Đánh giá hiệu quả điều trị sau 1 tháng ,3 tháng và 6 tháng

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 45 - 52)

2. ĐIỀU TRỊ

3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 1 tháng ,3 tháng và 6 tháng

Các bệnh nhân bị VLDD ở PKĐK Phúc An Khang đều được chỉ định điều trị ngoại trú . Nên chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị VLDD của bệnh nhân sau 3 thời điểm tái khám: sau 1 tháng, sau 3 tháng điều trị và sau 6 tháng điều trị ( 1T, 3T và 6T) của các bệnh nhân này.

Tại thời điểm 1T tất cả 120 bệnh nhân theo lịch điều trị đúng hẹn. Tại thời điểm 3T có 92 bệnh nhân theo đúng lịch tái khám. Tại thời điểm 6T còn lại 20 bệnh nhân theo lịch điều trị.

3.3.1. Hiệu quả thuyên giảm của các triệu chứng

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thuyên giảm triệu chứng của bệnh nhân

Thời điểm

Số bệnh nhân

(N)

Mức độ thuyên giảm triệu chứng

Giảm đáng kể Không còn biểu hiện của triệu chứng

Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Sau 1 tháng 120 92 76,67 28 23,33 Sau 3 tháng 90 24 26,67 66 73,33 Sau 6 tháng 20 2 10 18 90

Biểu đồ 3.10. Đánh giá mức độ thuyên giảm triệu chứng của bệnh nhân

92 76.67 28 23.33 24 26.67 66 73.33 2 10 18 90 Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:

Sau 1 tháng được điều trị VLDD ở PKĐK Phúc An Khang Bình Dương .Các triệu chứng giảm đáng kể cao (76,67 %), số bệnh nhân không còn biểu hiện của triệu chứng thấp ( 23,33%).

Sau 3 tháng được điều trị số bệnh nhân không còn biểu hiện của triệu chứng tăng chiếm ( 73,33 %) cho thấy hiệu quả tốt của các nhóm thuốc và phác đồ điều trị ở mẫu nghiên cứu

Sau 6 tháng được điều trị số bệnh nhân giảm đáng kể đã đạt được (20 %). Tỷ lệ số bệnh nhân không có biểu hiện của triệu chứng tăng rõ rệt chiếm (90 %) trên tổng số bệnh nhân quay lại tái khám đúng hẹn.

Trong tổng số 120 đơn thuốc được nghiên cứu, có 104 đơn thuốc có sử dụng các thuốc thuộc nhóm PPIs. Trong đó có 73 bệnh nhân không có biểu hiện tác dụng không mong muốn (70,19%) và 31 bệnh nhân có xuất hiện một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc (31,73%)..

Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân khi sử dụng PPIs

Các tác dụng không mong muốn Số bệnh nhân Tỷ lệ ( %)

Đau đầu, chóng mặt 11 33.33

Táo bón 8 24.24

Tiêu chảy, đau bụng 12 36.36

Thiếu vitamin và khoáng chất 2 6.07

Nhiễm trùng đường tiêu hóa 0 0

Biểu đồ 3.11. Tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân khi sử dụng PPIs 33.33% 24.24% 36.36% 6.06% Đau đầu, chóng mặt Táo bón

Tiêu chảy, đau bụng Thiếu vitamin và khoáng chất

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy :

- Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, là cao nhất(11,53%). Vì: Khi sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ gây mất cân bằng giữa hai nhóm vi khuẩn (có lợi và có hại), nhóm vi khuẩn có hại phát triển mạnh trong đường tiêu hóa tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột và gây ra tiêu chảy. Mặt khác khi sử dụng Khang sinh kết hợp PPIs cũng gây ra các vấn đề như đau đầu chóng mặt (10,57%)

- Ngoài ra, khi sử dụng thuốc còn gây ra một số tác dụng không mong muốn như: táo bón (7,69%), thiếu vitamin và khoáng chất (1,92%), không có tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Từ kết quả nghiên cứu trên 120 đơn thuốc của bệnh nhân viêm loét dạ dày trong điều trị ngoại trú tại PKĐK Phúc An Khang Bình Dương, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Về đặc điểm của bệnh nhân viêm loét dạ dày trong mẫu nghiên cứu

- Độ tuổi mắc bệnh cao nhất là khoảng từ 30-59 tuổi (51,67%), độ tuổi mắc bệnh thấp nhất là dưới trên 60 tuổi (18,33%).

- Tỉ lệ mắc viêm loét dạ dày ở nam (53,4%) cao hơn ở nữ (46,6%).

- Bệnh nhân loét dạ dày không có tiền sử chiếm tỉ lệ lớn (65%), có tiền sử mắc bệnh dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ nhỏ (23,33 %), một số ít bị VLDDTT nguyên nhân do từng bị nhiễm Hp chiếm tỷ lệ thấp (11,67%)

- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị VLDDTT nguyên nhân do loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ cao (83,4%), phòng ngừa loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ thấp (6,6%), còn lại tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp chiếm 10%

- Bệnh nhân bị viêm dạ dày chiếm tỷ lệ cao (75,89%) và bệnh nhân bị loét dạ dày chiếm tỉ lệ rất thấp (24,10%).

- Tình trạng nhiễm HP dương tính thấp chiếm 10% và HP âm tính là 90%.

2. Về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày

- Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc PPIs nhiều nhất (60%). Trong đó sử dụng PPIs kết hợp với các nhóm thuốc Antacid là 16,6 % và PPIs kết hợp với Kháng sinh để điều trị VLDDTT do vi khuẩn Hp chiếm 10%. Tỷ lệ sử dụng 2 nhóm thuốc Antacid và kháng H2 chiếm tỉ lệ nhỏ (7,1%).

- Về điều trị viêm loét dạ dày:

+ Đối với bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp: Phác đồ điều trị được sử dụng là Phác đồ 3 thuốc: Clarithromycin + Amoxicilin + PPI.

+ Đối với bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn Hp: Sử dụng các nhóm thuốc Antacid hoặc kháng H2 để dự phòng loét dạ dày. Sử dụng các thuốc

nhóm PPIs hoặc phối hợp các thuốc PPIs với antacid để điều trị triệu chứng của bệnh.

- Có 4 thuốc trong nhóm thuốc PPI được sử dụng thường xuyên trong các đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tại PKĐK Phú An Khang Bình Dương là: Lansoprazol, Esomeprazol, Pantoprazol và Omeprazol. Thuốc PPI được sử dụng nhiều nhất là Esomeprazol (40,38%), các thuốc còn lại đã và đang được tăng cường sử dụng là Omeprazol (23,07%), Pantoprazol (21,15%), Lansoprazol (15,38%). Bởi trình độ hiểu biết và điều kiện kinh tế tăng nên việc sử dụng Esomeprazol ngày càng phổ biến trong việc điều trị viêm loét dạ dày tại PKĐK Phúc An Khang Bình Dương.

ĐỀ XUẤT

Qua kết quả khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại PKĐK Phúc An Khang Bình Dương cho thấy tình hình sử dụng nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chưa hợp lý, hiệu quả. Chủ yếu chú trọng việc điều trị viêm loét dạ dày đơn thuần, chưa chú trọng đến các bệnh lý liên quan kèm theo. Các dược sĩ, y bác sĩ chưa hỏi rõ về tiền sử sử dụng thuốc, tiền sử dị ứng kháng sinh của bệnh nhân, chưa cân nhắc các tác dụng không mong muốn và liều dùng của thuốc trước khi kê đơn dẫn tới bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Hội đồng thuốc và điều trị tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong việc lựa chọn thuốc, công tác bình bệnh án đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Nâng cao vai trò của Dược sỹ lâm sàng trong việc lựa chọn thuốc sử dụng, ưu tiên lựa chọn thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp đáp ứng tốt nhu cầu điều trị.

- Chú trọng khai thác bệnh sử của bệnh nhân, tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa đối với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày – tá tràng.

- Chỉ sử dụng các thuốc PPIs dạng tiêm trong trường hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có biến chứng hoặc bệnh nhân không dùng đường uống được.

Ngoài ra, chúng tôi xin đề ra một số ý kiến dành riêng cho bệnh nhân chưa, đã hoặc đang bị và điều trị viêm loét dạ dày để có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh và nâng cao khả năng lành bệnh:

- Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn.

- Thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc điều trị tốt hơn.

- Không được sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày một cách tùy ý. Cần thăm khám có hướng dẫn sử dụng thuốc PPI cụ thể từ bác sĩ.

- Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh bị các tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến cơ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Phạm Quang Cử (2015), Bệnh các cơ quan tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. PGS.TS.Phạm Quang Cử (2008), Helicobacter pylori vi khuẩn gây bệnh dạ dày – tá tràng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. PGS.TS. Châu Ngọc Hoa (2012), Bệnh học nội khoa , Nhà xuất bản Y học, TP.Hồ Chí Minh.

4. PGS.TS.Phạm Thị Thu Hồ (2020), “Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng”, benh.vn. 5. TS. Nguyễn Thị Vân Hồng (2008), Sổ tay tiêu hóa thực hành, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. GS.TS.Hoàng Thị Kim Huyền, Dược lâm sàng – Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. TS.Lê Thị Luyến (2010), Bệnh học (sách đào tạo dược sĩ Đại học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. PGS.TS. Nguyễn Văn Trí (2013), Bệnh học người cao tuổi đào tạo sau đại học tập 2, Nhà xuất bản Y học, TP.Hồ Chí Minh

9. PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.145.

10. Y học thường thức – Phát hiện và điều trị bệnh dạ dày, Nhà xuất bản Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong điều trị ngoại trú tại phòng khám đa khoa phúc an khang bình dương (Trang 45 - 52)