Hình thức câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN dạy THI ĐGNL (Trang 39 - 44)

- Một cách gần đúng, quả cầu sẽ bay theo quỹ đạo nào sau khi Nadal phát bóng?

c. Hình thức câu hỏi trắc nghiệm

- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn: Đúng hoặc Sai. - Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng điền khuyết.

4.2. Ví dụ minh họa:

a. Bài tập định tính:

Câu 1.1: Lúc chạy để tránh con Chó đuổi bắt, con Cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con Chó định ngoạm cắn nó. Con cáo “đã biết” sử dụng kiến thức Vật lý nào sau đây?

A. Khái niệm quán tính. B. Định luật II Niu tơn.

C. Định luật III Niu tơn. D. Lực ma sát trượt.

Câu 1.2: Lúc chạy để tránh con Chó đuổi bắt, con Cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con Chó định ngoạm cắn nó. Con Chó không kịp thay đổi quỹ đạo theo đường chạy của Cáo vì lý do nào sau đây?

A. Xu hướng bảo toàn vận tốc của Chó. B. Có lực ma sát trượt.

Câu 2.1: Trong một buổi lao động, một lớp 10 A1 và một lớp 10 C1 của một trường THPT A được giao nhiệm vụ nhổ cỏ Cú tại sân trường với khối lượng công việc giống nhau. Lớp 10C1 hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhưng không nhổ hết gốc cỏ, còn lớp 10A1 thì nhổ hết gốc cỏ. Lớp 10 A1 đã biệt vận dụng kiến thức Vật lý nào sau đây?

Câu 2.2: Một bác Nông dân nhổ cỏ Cú, để nhổ được cả gốc cỏ thì bác Nông dân phải

A. dùng tay nhổ từ từ. B. dùng tay kéo thật nhanh.

C. dùng chân dẫm vào gần gốc cỏ. D. dùng chân dẫm gốc cỏ và tay kéo nhanh.

Câu 3.1: Câu tục ngữ “dao sắc không bằng chắc kê” dựa vào định luật Vật lý nào sau đây?

A. Định luật II, III Niu tơn. B. Định luật vạn vật hấp dẫn.

C. Định luật I, III Niu tơn. D. Định luật Húc.

Câu 3.2: Định luật II, III Niu tơn chi phối đồng thời hiện Vật lý trong câu tục ngữ nào sau đây? A. Dao sắc không bằng chắc kê. B. Ăn chắc mặc bền.

C. Già néo đứt dây. D. Thuận vợ thuận chồng tạt biển Đông cũng cạn.

Câu 4.1: Câu tục ngữ “lạt mềm buộc chặt” liên quan đến loại lực nào sau đây? A. Lực đàn hồi. B. Lực hấp dẫn. C. Lực ma sát. D. Lực đẩy Ac – si - mét.

Câu 4.2: Câu tục ngữ “lạt mềm buộc chặt” liên quan đến kiến thức của những môn học nào sau đây?

A. Vật lý, Hóa học, Văn học. B. Toán học, Vật lý, Hóa học. C. Văn học, Toán học, Vật lý. D. Văn học, Địa lý, Vật lý.

a. Bài tập định lượng:

a.1. Bài tập tính toán thuần túy

BT xuất phát là bài tập vận dụng định luật II Niu tơn của SGK:

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn chịu tác dụng của lực F nằm ngang không đổi. Xác định gia tốc của vật.

Từ BT xuất phát, ghép sát them một vật nữa thì ta có bài thi trong đề thi ĐGNL của ĐHBKHN như sau:

Câu 1.1: Trên mặt bàn phẳng nhẵn nằm ngang đặt hai vật nhỏ 1 và 2 có cùng khối lượng và sát nhau. Nếu chúng chịu tác dụng của các lực đấy F1 và F2 (F1 >F2 ) thì lực tác dụng của vật 1 lên vật 2 là

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN dạy THI ĐGNL (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(56 trang)