Bằng các nguồn học liệu như Internet, sách tham khảo GV có thể xây dựng được một ngân hàng câu hỏi định tính là những vấn đề trong thực tiễn liên quan đến các kiến thức ôn tập để giao nhiệm vụ ôn tập theo hình thức thi ĐGNL hàng

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN dạy THI ĐGNL (Trang 51 - 56)

những vấn đề trong thực tiễn liên quan đến các kiến thức ôn tập để giao nhiệm vụ ôn tập theo hình thức thi ĐGNL hàng ngày cho HS.

V.3. Bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề:

- Để HS có khả năng tự học tốt, GV phải bồi dưỡng cho HS năng lực giải quyết vấn đề, cho HS tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực GQVĐ cho HS bằng cách giao nhiệm về nhà cho các nhóm một cách cụ thể như tìm kiếm các câu tục ngữ, ca dao, thuật ngữ trong dân gian liên quan đến các nội dung kiến thức ôn tập, trong đó các nhóm trưởng là các HS khá giỏi. Giao nhiệm vụ cho HS tìm kiếm các bài toán có tính thực tiễn trên INTERNET và yêu cầu HS đề xuất các phương án giải quyết trong đó có sự giám sát và kiểm định của GV

- Giao thêm bài tập định lượng có tính thực tiễn, tính mới cho các HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo để hình thành kĩ năng làm bài thi đánh giá năng lực tư duy của trường ĐHBKHN.

V.5. Phương pháp ra đề và kiểm tra đánh giá:

a. Kì thi ĐGNL của ĐHQGHN và kì thi TNTHPTQG

- Phương pháp ra đề giống như đề thi TNTHPTQG

 Đề thi dùng để ôn luyện và kiểm tra đánh giá của kì thi TNTHPTQG đáp ứng được yêu cầu của kì thi ĐGNL của ĐHQGHN.

b. Kì thi ĐGNL của ĐHQGTPHCM:

- Các bài toán về việc sử dụng tư duy tái hiện, năng lực kết nối các đơn vị kiến thức trong SGK với nhau để giải quyết vấn đề thì có thể sử dụng đề thi của kì thi TNTHPTQG.

- Các bài toán giải quyết vấn đề thực tiễn, đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, trí tuệ để chuyển bài toán tính toán trong SGK và các tài liệu tham khảo thành bài toán gắn với thực tiễn. Để có một hệ thống bài tập phong phú, GV phải có năng lực phát triển và sáng tạo từ một bài toán xuất phát thành nhiều bài toán mà cách hỏi khác nhau tuân theo logic của dạy học: “từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”.

V.5. Phương pháp ra đề và kiểm tra đánh giá:

c. Kì thi ĐGNL tư duy của ĐHBKHN

- Các bài toán định và định lượng gắn với thực tiễn thì giống như cách ra đề đáp ứng kì thi của ĐHQGTPHCM nhưng ở mức độ cao hơn. - Với đề thi ĐGNL tư duy của ĐHBKHN thì cần có sự sáng tạo thật sự trong ra đề mới giúp HS có kĩ năng làm bài thi trong thời gian ngắn

V.6. Thời gian ôn tập:

a. Kì thi TNTHPTQG: Thời gian còn hơn 3 tháng đang đủ để tổ chức ôn tập một cách bài bản và có hệ thống

b. Kì thi ĐGNL:

Thời gian bắt đầu tổ chức thi từ đầu tháng tư kéo dài đến tháng 6, trong khi lượng kiến thức để ôn tập cho HS thì rất nhiều, ngoài ra còn phải gắn kiến thức SGK với thực tiễn. Do đó, thời gian ôn tập cho HS là rất hạn hẹp, để việc ôn tập cho HS có hiệu quả đòi hỏi GV phải thật sự đầu tư công sức, trí tuệ và biết sắp xếp thời gian hợp lý. Tất cả vì tự trọng nghề nghiệp, vì học trò bởi lẽ sản phẩm của thầy cô là HS nên sự thành đạt của HS phản ánh hiệu quả công việc và tâm huyết của thầy cô.

Để có được nội dung của buổi trao đổi này, tôi xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Xuân Bằng P.HT trường Quỳnh Lưu 1 đã đóng góp một vài ý kiến và cung cấp cho chúng tôi một số đề thi ĐGNL của ĐHQGHN, Quỳnh Lưu 1 đã đóng góp một vài ý kiến và cung cấp cho chúng tôi một số đề thi ĐGNL của ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM và ĐHBKHN. Xin cảm ơn Thầy giáo – người đồng nghiệp chân tình Lê Hữu Hiếu GV Vật lý trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã phó xuất thời gian hỗ trợ kỹ thuật để giúp tôi hoàn thành nội dung cuộc trao đổi chuyên môn này. Nội dung trao đổi là những quan điểm cá nhân rút ra từ kinh nghiệm dạy học của bản thân mong được chia sẻ với Quý Thầy Cô, có điều gì không đồng quan điểm xin được Thầy Cô viên dung. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã chú ý lắng nghe. Chúc Quý Thầy Cô an lành, hạnh phúc!

TRONG VEO GIỌT NƯỚC

(Nguyễn Văn Hạnh)

Hãy là giọt nước trong veo Giọt vơi cơn khát, giọt gieo mùa vàng

Giọt về sông, biển mênh mang Cá tôm bơi lội, rộn ràng thuyền ghe

Gọt xua nắng rát trưa hè Ve ngân nốt nhạc điệu vè râm ran

Giọt mưa mát mẻ vô vàn Cỏ cây hoa lá vén màn đơm bông

Trời xanh vút tận hư không Đất hòa nhịp sống nắng hồng sáng soi.

Giọt theo dòng chảy sông, ngòi Vươn ra biển lớn cho đời thênh thang.

Giọt thấm đất Mẹ dịu dàng Rửa trôi bụi bẩn, nhẹ nhàng tan nhanh

Giọt bay lên tận trời xanh Hòa trong không khí mát lành muôn nơi.

Hãy là giọt mát cho đời Tự Tâm gột rửa "một thời bon chen“

Vươn lên sáng tỏ hơn đèn, Trong veo giọt nước, sang hèn vô ưu!

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN dạy THI ĐGNL (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(56 trang)